Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 22/06/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Xây dựng Chiến lược phát triển Sở hữu trí tuệ Quốc gia Việt Nam


 Từ ngày 20-22/6, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) phối hợp với tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức hội thảo về “Xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ (SHTT) Quốc gia Việt Nam”.

 

Theo đó, chiến lược SHTT Quốc gia Việt Nam gồm 3 nội dung chính: Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu tổng quát của hệ thống SHTT; Các mục tiêu chiến lược cụ thể đến năm 2030; Các nhiệm vụ chiến lược.

Về quan điểm của hệ thống SHTT của Nhà nước Việt Nam gồm chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT và tổ chức bộ máy thực thi chính sách, pháp luật đó thiết lập nên một cơ chế đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh để khuyến khích hoạt động sáng tạo, đổi mới, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao và phổ biến thành quả sáng tạo, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò làm công cụ phát triển kinh tế - xã hội của hệ thống SHTT là yêu cầu tất yếu để xây dựng nền kinh tế tri thức trong thời kì hội nhập quốc tế sâu và rộng.

Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm: về phát triển tài sản trí tuệ sẽ đưa hệ thống SHTT trở thành công cụ chủ lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhằm tạo ra tài sản trí tuệ của Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu đối với sản phẩm mới và sáng tạo, đặc biệt là công nghệ nội sinh để phát triển các ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Về nâng cao hiệu quả hoạt động xác lập quyền SHTT sẽ nâng cấp hệ thống xác lập quyền SHTT, chủ yếu là quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, thành hệ thống dịch vụ hành chính công hiện đại và thân thiện với người sử dụng.

Về đột phá hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền SHTT sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động bảo vệ quyền SHTT vận hành theo đúng bản chất của các cơ chế dân sự, hành chính, hình sự để đạt hiệu quả cao trong việc chống xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là chống giả mạo về SHTT.

Về tăng cường khai thác tài sản trí tuệ sẽ đưa tài sản trí tuệ trở thành một trong những nguồn lực quan trọng trong việc tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ.

Đặc biệt, Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện thông qua việc thực hiện các đề án, chương trình gồm: Đề án hoàn thiện chính sách pháp luật về SHTT để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu hội nhập; Đề án phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp về SHTT; Đề án tăng cường năng lực khai thác thông tin công nghệ trong SHTT, đặc biệt là sáng chế, để phục vụ nghiên cứu triển khai và chuyển giao công nghệ; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Đề án huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ công tác quản lý nhà nước về SHTT theo hướng xã hội hóa một số dịch vụ.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT cho biết: Trong thời gian vừa qua Việt Nam đã xây dựng hệ thống thể chế tương đối hoàn thiện trong vấn đề liên quan đến SHTT, gồm Luật, Nghị định, Thông tư. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu văn bản do Thủ tướng chính phủ ban hành đó chính là việc xây dựng Chiến lược SHTT Quốc gia.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, SHTT đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế thị trường đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN xây dựng chiến lược SHTT Quốc gia, chiến lược này đề ra mục tiêu, cách thức, giải pháp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ cho lĩnh vực SHTT nói riêng.

Để xây dựng Chiến lược, Bộ KH&CN mong muốn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của tổ chức WIPO. Tháng 3 vừa qua, tổ chức WIPO và Bộ KH&CN đã ký thỏa thuận hợp tác về việc WIPO hỗ trợ về mặt kĩ thuật cho Việt Nam xây dựng Chiến lược này. Hội thảo hôm nay được tổ chức là khởi đầu cho 1 loạt các hoạt động triển khai thỏa thuận hợp tác đó của WIPO dành cho Việt Nam. Tại cuộc hội thảo này các chuyên gia quốc tế và các chuyên gia của Việt Nam sẽ trao đổi các công  việc cần triển khai để xây dựng Chiến lược thành công, cũng giống như về mặt phương pháp luận gắn chiến lược SHTT với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển KH&CN.

Để có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực SHTT thì không phải chỉ có chiến lược SHTT Quốc gia, tuy nhiên việc xây dựng Chiến lược này sẽ góp phần đặt nền móng cho lĩnh vực SHTT trong thời gian tới. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT, tư vấn cho các nước đang phát triển về SHTT, chúng tôi hi vọng rằng các chuyên gia của Australia sẽ có tư vấn hữu ích cho các chuyên gia của Việt Nam trong việc xây dựng dự thảo chiến lược SHTT Quốc gia của Việt Nam phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ông Đinh Hữu Phí cũng bày tỏ hi vọng với hội thảo này các chuyên gia quốc tế và Việt Nam sẽ tìm ra điểm chung trong quá trình đưa ra những quan điểm thống nhất trong việc xây dựng Chiến lược trong thời gian tới. Đồng thời, ông Đinh Hữu Phí cũng gửi lời cảm ơn tổ chức SHTT thế giới đã hỗ trợ cho Việt Nam tổ chức buổi hội thảo này và trong suốt quá trình xây dựng Chiến lược.

Theo ông Ye Min Than, chuyên gia cao cấp, Văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Bộ KH&CN và Cục Sở hữu trí tuệ về mặt kĩ thuật để Việt Nam sử dụng các công cụ một cách tốt nhất trong quá trình xây dựng Chiến lược Quốc gia. Bên cạnh đó, ông  Ye Min Than cho biết thêm, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm kinh nghiệm của các nước đã thành công trong việc xây dựng Chiến lược Quốc gia để các bạn xây dựng Chiến lược phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Trong quá trình triển khai hai bên sẽ đưa ra cụ thể những công việc cần triển khai trong thời gian tới, xây dựng một lộ trình phù hợp để cuối năm trình Chính phủ Dự thảo chiến lược quốc gia về SHTT. Để thực hiện được điều này, ông Ye Min Than bày tỏ mong muốn, cần có sự tham gia của các bộ ngành, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu,…

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

Tại hội thảo, các chuyên gia của Việt Nam và chuyên gia tư vấn quốc tế cùng thảo luận về Chiến lược KH&CN Quốc gia đến năm 2020, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Việt Nam – tầm nhìn 2035 và các chính sách và kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực khác có liên quan của Việt Nam, cách thức Chiến lược SHTT Quốc gia có thể gắn kết với các chính sách, chiến lược này và đóng góp hiệu quả vào việc đạt được các mục tiêu đã đặt ra; Sử dụng các công cụ của WIPO để hỗ trợ Chiến lược SHTT Quốc gia cho Việt Nam; Phương pháp luận xây dựng chiến lược SHTT quốc gia của WIPO; Các vấn đề then chốt và các thách thức liên quan đến các ngành công nghiệp bản quyền và sáng tạo tại Việt Nam và cách thức giải quyết các vấn đề đó trong chiến lược SHTT Quốc gia; Thảo luận về các vai trò và nhiệm vụ của Tổ chuyên gia trong nước và Tổ tư vấn viên quốc tế trong công tác xây dựng Chiến lược SHTT Quốc gia cho Việt Nam xác định kết quả đầu ra, tiến độ/ lộ trình và phương pháp làm việc.

Chiến lược sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn: 2018 – 2020, 2021 – 2025, 2026 – 2030.

Lượt xem: 107



BÀI VIẾT KHÁC
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 21/01/2024
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Ngày 21/01/2024
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/07/2023
test
test

Ngày 13/07/2020
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0