Sáng 25/9/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Quỹ Tín thác Australia đã khai mạc chuỗi sự kiện Khóa đào tạo nâng cao “Chuyển giao công nghệ thành công” và Hội nghị phỏng vấn các viện nghiên cứu, trường đại học trong khuôn khổ Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ”.
Toàn cảnh các đại biểu tham dự.
Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do WIPO hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực sáng tạo, quản lý và thương mại hóa công nghệ của các nước đang phát triển và kém phát triển đã được triển khai tại một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ.
Tại Việt Nam, Dự án dự kiến sẽ kéo dài trong 5 năm 2018-2022. Hoạt động của Dự án bao gồm đào tạo cán bộ cho mạng lưới, thiết lập liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với nhau và với các nhà đầu tư, góp phần hỗ trợ thương mại hóa sáng chế. Để đảm bảo thành công của Dự án, WIPO yêu cầu các đơn vị tham gia Dự án phải cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai Dự án.
Theo bà Olga Spasic, Cố vấn Văn phòng hỗ trợ Khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa WIPO, Việt Nam được xem là một “ngôi sao” mới nổi trong hoạt động đổi mới sáng tạo của khu vực và đã thể hiện được khá nhiều kết quả tốt. Trong đó, Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đưa hoạt động này phát triển khá mạnh mẽ và ngày càng quy mô hơn. Dự án của WIPO sẽ góp phần phát triển tài sản trí tuệ và thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ công nghệ của Việt Nam.
Theo chương trình, Hội nghị phỏng vấn các viện nghiên cứu, trường đại học sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 25-26/9) và tại Hà Nội (từ ngày 28-29/9). Các chuyên gia WIPO sẽ giới thiệu mô hình “trục xoay và nan hoa” (Hub and Spoke) và chính thức lựa chọn các đơn vị tham gia Dự án. Trong khi đó, Khóa đào tạo nâng cao “Chuyển giao công nghệ thành công” cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kéo dài từ ngày 25-29/9, nhằm đem lại cho học viên các kiến thức, kỹ năng về đàm phán và soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ, định giá tài sản trí tuệ, xây dựng chính sách về chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã kết nối được mạng lưới gồm 30 trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (TISC) trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Trong số 30 đơn vị này, có 20 viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký tham gia Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do WIPO hỗ trợ.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT phát biểu khai mạc tại chuỗi sự kiện.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: Thời gian tới, Cục sẽ tập trung nguồn lực để mạng lưới TISC vận hành ổn định, giúp cho các trường đại học, viện nghiên cứu tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; đặc biệt chú trọng tăng số lượng sáng chế của Việt Nam. Số lượng sáng chế này cũng là một chỉ tiêu xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) cần được cải thiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì, phối hợp với các bộ ngành xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, nhằm nâng tầm hệ thống sở hữu trí tệ với cơ chế bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích hoạt động sáng tạo, đổi mới, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao và phổ biến thành quả sáng tạo; phát huy vai trò làm công cụ phát triển kinh tế-xã hội của hệ thống sở hữu trí tuệ trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức.
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028