Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020 và các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được vinh danh tại lễ kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5.
Ba nhà khoa học được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020. (Ảnh: PV/Vietnam+).
Chiều 18/5 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Từ năm 2014 đến nay, Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 đã trở thành ngày truyền thống, ngày hội quan trọng của của những người làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, của các doanh nghiệp có tinh thần đổi mới sáng tạo. Sự kiện này cũng là điểm hẹn thường niên để cộng đồng khoa học công nghệ cả nước tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực vừa để ghi nhận những nỗ lực, thành công của ngành Khoa học và Công nghệ đóng góp cho kho tàng tri thức cũng như phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa để thảo luận, định hướng hoạt động nhằm hướng đích các mục tiêu của ngành khoa học công nghệ nói riêng, của đất nước nói chung.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết trạng thái bình thường mới ở Việt Nam và toàn thế giới sau dịch COVID-19 đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho ngành khoa học công nghệ của Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tích cực phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; trong đó tập trung vào việc đồng bộ với pháp luật về kinh tế, đầu tư, tài chính nhằm đẩy mạnh việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ xã hội cho khoa học công nghệ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và các tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cùng với đó, Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm tạo động lực cho việc ứng dụng các thành tựu, kết quả của nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Cũng tại đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020. Giải thưởng Tạ Quang Bửu được năm 2020 được trao tặng cho 3 nhà khoa học thuộc các ngành Khoa học Y Dược, Toán học và Vật lý. Đây cũng là năm thứ 2, một nhà khoa học nữ được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Cụ thể, giải thưởng được trao cho Phó Giáo sư-Tiến sỹ Vương Thị Ngọc Lan, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Khoa học Y Dược) với công trình khoa học: Lan N. Vuong, Vinh Q. Dang, Tuong M. Ho, Bao G. Huynh, Duc T. Ha, Toan D. Pham, Linh K. Nguyen, Robert J. Norman and Ben W. Mol, 2018. IVF transfer of Fresh or Frozen embryos in women without Polycystic Ovaries. The New England Journal of Medicine, 378(2): 137-147.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu cũng được trao cho Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Tiến Sơn, Trường Đại học Đà Lạt (Ngành Toán học) với công trình khoa học: Gue Myung Lee and Tien Son Pham, 2017. Generic properties for semialgebraic programs. SIAM Journal on Optimization, Vol. 27, No. 3, 2061-2084.
Giải thưởng trẻ được trao cho Tiến sỹ Nguyễn Trương Thanh Hiếu, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Ngành Vật lý) với công trình khoa học: Nguyen Truong Thanh Hieu, 2016. Low-energy electron inelastic mean free path in materials. Applied Physics Letters, Vol. 108, 172901.
Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Một số công trình tiêu biểu như: Xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế. Tham gia Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch COVID tập hợp, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu và kịp thời có các sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ,… đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch; nghiên cứu, sản xuất thành công bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện; nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công sản phẩm robot hỗ trợ y tế (do Học viện Kỹ thuật Quân sự thực hiện) mang tên VIBOT-1a. Nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công robot NaRoVid1 do Viện Ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện.
Tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Chúng ta đã nói rất nhiều xu thế khoa học mở của thế giới, nhưng có lẽ thời gian vừa qua rất đáng nhớ với giới khoa học Việt Nam khi chúng ta thực sự cùng triển khai mạnh mẽ tinh thần khoa học mở trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực mà trực tiếp liên quan tới việc chống dịch. Và tôi nghĩ rằng đó cũng là lý do Bộ Khoa học, công nghệ hôm nay dành một phần để động viên các nhà khoa học và các cơ quan, không chỉ vì những đóng góp cụ thể mà đây là vì tinh thần và cách làm việc mới."
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhân ngày khoa học Việt Nam, Phó Thủ tướng cũng trân trọng cảm ơn tất cả các quốc gia bè bạn, các tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học, các giáo sư, những người thầy quốc tế đã luôn đồng hành và giúp đỡ cho nền khoa học Việt Nam.
"Chúng ta cũng tin rằng với sự đoàn kết, cùng chung một mục tiêu cao cả là đem khoa học phục vụ nhân dân, phục vụ loài người thì nhất định khoa học, công nghệ sẽ góp phần đưa đất nước chúng ta và cả thế giới vượt qua được những khó khăn, trong đó trực tiếp nhất bây giờ là đại dịch COVID-19 vẫn còn đang hoành hành trên toàn cầu để cho thế giới hòa bình, phát triển và môi trường không bị hủy hoại." Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh./.
Theo most.gov.vn
Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng không chỉ ghi nhận những nhà khoa học trẻ có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc mà những cá nhân này còn trở thành biểu tượng của sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới của thế hệ trẻ Việt Nam.
Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, nhằm tìm hiểu những vấn đề về xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 (09/11) của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là “Chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam: Khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực để phát triển”.
Ngày 31/10/2024, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS. TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Tham dự buổi trao đổi chuyên đề có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Sau quá trình chuẩn bị, triển khai, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp và Hệ thống VNeID, từ 18 giờ ngày 01/11/2024, Hệ thống VneID đã chính thức mở dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho tỉnh Phú Thọ.
Việc xây dựng chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, khơi thông tất cả nguồn lực, giải quyết những bài toán cụ thể cho địa phương là một trong những điểm mấu chốt để tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB).