Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu của FPT IS là 1 trong 4 giải pháp của doanh nghiệp Việt Nam vừa giành giải thưởng kỹ thuật số ASEAN 2024.
Giải thưởng ASEAN Digital Awards 2024 vừa được trao ngày 1/2, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kỹ thuật số ASEAN lần thứ 4 diễn ra tại Singapore.
ASEAN Digital Awards, trước đây có tên ASEAN ICT Awards – AICTA, là một trong những giải thưởng lớn và uy tín dành cho các phần mềm, giải pháp CNTT đến từ các quốc gia ASEAN. Giải thưởng được tổ chức thường niên từ năm 2012. Các đề cử được chấm và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe bởi Hội đồng giám khảo là lãnh đạo Bộ TT&TT đến từ 10 nước ASEAN.
Sau 1 năm tạm dừng tổ chức, giải thưởng kỹ thuật số ASEAN đã quay trở lại, thu hút sự tham gia số lượng lớn đề cử ở cả 6 hạng mục gồm khu vực công, khu vực tư nhân, bao trùm kỹ thuật số, đổi mới kỹ thuật số, nội dung số, khởi nghiệp kỹ thuật số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam Phan Tâm và đại diện Ban tổ chức giải thưởng trao giải Vàng hạng mục sáng tạo kỹ thuật số cho VinBrain.
Theo thông báo từ Ban tổ chức, trong 18 giải thưởng ở 6 hạng mục, các doanh nghiệp Việt Nam giành 4 giải ở 3 hạng mục bao trùm kỹ thuật số, đổi mới kỹ thuật số và nội dung số, gồm 1 giải Bạc của MobiFone ở hạng mục bao trùm kỹ thuật số với nền tảng nông nghiệp số mobiAgri; 1 giải Vàng hạng mục đổi mới kỹ thuật số của VinBrain với sản phẩm ‘DrAidTM CT ung thư gan’.
Đặc biệt, ở hạng mục nội dung số, giải pháp của doanh nghiệp Việt Nam giành 2/3 giải thưởng, với 1 giải Vàng trao cho ứng dụng “ICANKid - Chơi mà học” của Công ty Galaxy Play; 1 giải Bạc thuộc về hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu của FPT IS.
Vượt qua 2 đại diện tới từ Singapore và Thái Lan, sản phẩm ‘DrAidTM CT ung thư gan’ của VinBrain xuất sắc giành giải Vàng hạng mục sáng tạo kỹ thuật số của ASEAN Digital Awards 2024.
Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu thuộc FPT IS được trao giải Bạc, giải thưởng kỹ thuật số ASEAN 2024, lĩnh vực nội dung số.
DrAidTM là nền tảng trí tuệ nhân tạo giải quyết bài toán toàn diện cho y tế, hỗ trợ các bác sĩ và nhà quản lý, đã và đang được triển khai tại hơn 175 bệnh viện, phục vụ hơn 2.000 bác sĩ và trên 2 triệu bệnh nhân tại Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ... Nằm trong hệ sinh thái này, ‘DrAidTM CT ung thư gan’ là giải pháp tiên phong đã được ấp ủ từ nhiều năm của VinBrain, nhằm tiếp sức trong cuộc chiến chống ung thư.
Trên quy mô toàn cầu, các sản phẩm ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan từ ảnh CT đa thì như giải pháp đến từ VinBrain là rất hiếm hoi do đòi hỏi cao cả về công nghệ lẫn trình độ kỹ thuật, kiến thức y khoa chuyên môn. ‘DrAidTM CT ung thư gan’ sử dụng công nghệ AI, thị giác máy tính và các công nghệ căn chỉnh ảnh tiên tiến nhất thế giới để phát hiện sớm các khối u gan bất thường từ hình ảnh cắt lớp (CT). Với khả năng khoanh vùng tổn thương rất nhỏ từ 5mm, sản phẩm không chỉ hỗ trợ chẩn đoán sớm mà còn giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả.
Đây là một giải pháp tiên phong được phát triển bài bản từ nghiên cứu đến thử nghiệm và đánh giá tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước. ‘DrAidTM CT ung thư gan’ sở hữu minh chứng khoa học là các công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới như Nature. Sản phẩm hiện đang trong quá trình chờ chứng nhận của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tiến tới thương mại hóa thành công tại Bắc Mỹ, là sản phẩm thứ 2, sau dòng DrAidTM chẩn đoán hình ảnh V1 đã được phê duyệt FDA vào năm 2022.
Là 1 trong 4 đề cử của Việt Nam giành quyền vào vòng chung kết tại Singapore ngày 31/1, hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu đã ghi điểm trước 13 giám khảo bởi các nội dung số chất lượng, với hơn 1 triệu học liệu, cách tiếp cận sáng tạo và năng lực hạ tầng mạnh có khả năng phục vụ hơn 200.000 người dùng truy cập đồng thời.
Bên cạnh đó, đội ngũ đã chứng minh được tính ứng dụng cao của sản phẩm thông qua các chỉ số ấn tượng về mức tăng trưởng và yêu thích của người dùng dù mới ra mắt cuối năm 2019. Ước tính trung bình cứ 3 học sinh Việt Nam thì có 1 học sinh biết đến và sử dụng VioEdu để tự học, và hàng chục nghìn trường học từ hơn 40 tỉnh thành tại Việt Nam tham gia sân chơi, sử dụng các học liệu và nền tảng của VioEdu để nâng cao chất lượng dạy, học.
ASEAN Digital Awards đề cao tính ứng dụng rộng rãi và bền vững của các sản phẩm số. Do đó, những giá trị thực tiễn mà người dùng VioEdu nhận được cũng như sự sẵn sàng của hạ tầng để mở rộng quy mô ra thị trường Đông Nam Á là điều được Hội đồng giám khảo đánh giá cao.
Nhờ việc xây dựng khung chủ điểm nội dung theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT một cách thông minh, học liệu trên VioEdu có thể dễ dàng được “tháo dỡ” và tuỳ chỉnh một cách nhanh chóng theo các yêu cầu khác nhau, phù hợp cho nhiều thị trường.
Năm 2023, VioEdu đã đưa tới người dùng quyền lựa chọn nội dung học theo các bộ sách giáo khoa hiện hành. Với năm 2024, theo đại diện VioEdu, hệ thống sẽ tiếp tục được ứng dụng AI vào sản phẩm, cho ra mắt những nội dung học tập mới, forum hỏi đáp mở và tính năng gia sư trực tuyến.
Theo baophutho.vn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.