Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Hữu Hà
Mục tiêu nghiên cứu:
- Ứng dụng TBKT xây dựng phòng Studio, trang bị các thiết bị chuyên dụng dùng cho sản xuất sản phẩm truyền thông.
- Sản xuất thử nghiệm chương trình truyền hình để thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đào tạo 06 lượt cán bộ chuyên ngành (gồm: biên tập viên; phát thanh viên và kỹ thuật viên).
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Đánh giá thực trạng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
a) Điều tra, khảo sát:
- Phạm vi: tại các cơ quan, đơn vị làm công tác thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh (gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Đài Phát thanh – Truyền hình của 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; Báo Phú Thọ; Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Thời gian: tháng 6/2015.
- Đối tượng: lãnh đạo và cán bộ các cơ quan, đơn vị làm công tác thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô: 60 phiếu (với 01 mẫu phiếu).
- Nội dung: thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực; thực trạng phương thức, cách thức tuyên truyền thông tin KH&CN hiện nay.
b) Đánh giá thực trạng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (gồm kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra).
2. Luận cứ để lựa chọn công nghệ, thiết bị.
a) Nghiên cứu các khái niệm về “ứng dụng”, “tiến bộ kỹ thuật”; “sản phẩm truyền thông”, “thông tin”, “tuyên truyền”...
b) Xác định nguyên tắc lựa chọn công nghệ, thiết bị.
c) Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ, thiết bị; lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp (đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về hệ thống âm thanh, ánh sáng; thiết bị dựng hình; phần mềm; máy quay chuyên dụng cho phòng Studio).
3. Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông để truyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN.
a) Đầu tư, lắp đặt cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phòng Studio.
b) Đào tạo, tập huấn 06 lượt cán bộ về chuyên ngành (gồm: biên tập viên, phát thanh viên và kỹ thuật viên) và vận hành, sử dụng các thiết bị công nghệ.
c) Tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm truyền thông để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN.
d) Hội thảo, đánh giá kết quả việc tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm truyền thông về thông tin KH&CN (kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; kinh nghiệm bước đầu và đề xuất, kiến nghị cụ thể).
- Báo cáo tổng kết toàn diện của dự án.
- 02 báo cáo chuyên đề.
- Phòng Studio với các trang thiết bị cơ bản.
- 04 (số) ấn phẩm KH&CN (Tập san KH&CN); 200 tin về KHCN được cập nhật vào cơ sở dữ liệu trong trang Website của Sở Khoa học và Công nghệ; 03 chuyên mục truyền hình và phát sóng 01 chuyên mục trên Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ với thời lượng phát sóng là 15 – 20 phút/chuyên mục.
- 06 lượt cán bộ đào tạo, tập huấn.
18 tháng (từ 6/2015 – 12/2016).