Có lẽ từ lâu, hình ảnh cánh đồng hoa Cúc hoa vàng rực rỡ mỗi mùa giáp Tết không còn xa lạ với nhiều người yêu hoa, yêu trà. Không những chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và sự thanh khiết, Cúc hoa vàng còn nổi tiếng là một loại dược liệu vô cùng tốt cho sức khỏe con người đã được sử dụng rộng rãi hàng trăm năm nay. Theo Đông y, trà hoa cúc có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt, đẹp da,...
Cúc hoa vàng được trồng đầu tiên tại Trung Quốc để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước Công nguyên. Thuở xưa, trà cúc hoa vàng được dùng làm vật phẩm tiến vua, nên ngày nay còn được biết đến với tên trà hoa cúc tiến vua. Tại Việt nam Cúc hoa vàng được trồng nhiều nhất tại các vùng Hưng Yên, Hà Nội và nay đã mở rộng ra một số tỉnh phía Bắc, trong đó có Phú Thọ.
Xuất phát từ mong muốn mang lại sản phẩm có chất lượng tốt và có giá trị kinh tế cho bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh, Sở Khoa Học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt triển khai dự án “Xây dựng mô hình liên kết trồng cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) theo hướng hữu cơ lấy nguyên liệu chế biến sản phẩm trà hoa cúc tại tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Phát triển công nghệ cao chủ trì. Với mô hình này, Cúc hoa vàng được nuôi trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ hoàn toàn không sử dụng phân bón hoá học và chất độc hại. Cây sinh trưởng tốt ở đất màu mỡ, thoát nước tốt và có nhiều ánh nắng mặt trời, cho ra những bông hoa cúc có chất lượng cao. Bông hoa cúc làm trà được thu hái vào buổi sáng sớm khi trời tan sương và trước lúc nắng to để giữ dược tính tốt nhất, sau đó được chuyển về Trung tâm Phát triển công nghệ Tây Bắc – Trung tâm Phát triển công nghệ cao để sơ chế và sấy ngay trong ngày.
Thu hái nguyên liệu hoa cúc làm trà tại mô hình trồng theo hướng hữu cơ
Trà cúc hoa vàng có thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn hái và sấy. Những bông cúc được thu hái thủ công bằng tay và nhặt bỏ các bông lỗi, hỏng. Quy trình sấy lạnh an toàn, khép kín đảm bảo bông cúc được sấy lạnh khô tự nhiên, giữ được màu sắc hoa và dưỡng chất, dược tính có trong hoa. Trà cúc hoa vàng sấy lạnh khi uống cảm nhận ngay được hương thơm tươi mát và dịu nhẹ của hoa cúc tự nhiên. Không cần quá cầu kỳ trong quá trình pha chế, ta chỉ cần dùng bông cúc hoa vàng ngâm với nước nóng ở nhiệt độ 90-950C (sau khi đun sôi) trong vòng vài phút là có thể dùng ngay. Loại trà này khi pha ra có màu vàng nhạt, hương thơm tinh tế nhẹ nhàng.
Sản phẩm Trà hoa cúc của dự án
Sản phẩm Trà cúc hoa vàng của Trung tâm Phát triển công nghệ Tây Bắc - Trung tâm Phát triển công nghệ cao đã được gửi đi trưng bày ở nhiều Hội chợ, Triển lãm như: Hội chợ Công Thương vùng Đông Bắc – Phú Thọ 2023 tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trưng bày tại gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ nằm trong chuỗi sự kiện chương trình Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Quý Mão 2023 và nhận được nhiều quan tâm từ khách hàng khắp cả nước.
Trưng bày giới thiệu sản phẩm Trà cúc hoa vàng
Nhờ việc ứng dụng KH&KT từ khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào an toàn cho đến áp dụng công nghệ sấy lạnh, dự án đã tạo ra sản phẩm trà cúc hoa vàng có chất lượng cao. Hiệu quả bước đầu đem lại của dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Thị Hạnh và Mai Thị Như Trang - Trung tâm Phát triển công nghệ cao
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0