Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp theo quy trình an toàn sinh học của hộ ông Nguyễn Đức Tài, khu 3, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy luôn chú trọng áp dụng tiến bộ KHKT, giúp giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí đầu vào, cho hiệu quả kinh tế cao.
Để thực hiện Nghị quyết 20 một cách hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tích cực làm tốt công tác tham mưu về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đồng thời chủ động nắm bắt tình hình thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua điều tra, đánh giá tình hình cụ thể của từng địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, Trung tâm tăng cường thông tin tuyên truyền nhằm phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết; khuyến khích người dân áp dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp để phát triển các sản phẩm chủ lực, truyền thống, có tính cạnh tranh cao của tỉnh.
Nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nông cấp tỉnh, huyện, khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên, chủ trang trại, gia trại, nông dân, Trung tâm đã tích cực phối hợp tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn về phương pháp khuyến nông, các kỹ thuật chuyên ngành gắn với các mô hình trình diễn, qua đó đã chuyển giao được một số tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất hiệu quả đã giúp nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ khuyến nông các cấp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, học tập để từ đó áp dụng vào thực tế mô hình của mình.Hàng năm, bám sát vào quy hoạch chung của ngành, các chương trình nông nghiệp trọng điểm và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, Trung tâm phối hợp triển khai xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng các KHKT vào sản xuất từ 25 - 35 mô hình trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, khuyến công...
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 20, trong lĩnh vực trồng trọt và lâm nghiệp, Trung tâm đã triển khai được 87 mô hình với tổng quy mô gần 1.800ha trên các đối tượng lúa, ngô, chè, cây ăn quả, cây dược liệu...; đã khảo nghiệm, trình diễn các giống lúa, ngô mới, các loại phân bón mới và áp dụng quy trình tưới bón tiên tiến trên cây trồng... Từ các mô hình chuyển giao kỹ thuật như bón phân khép kín trên cây chè, tưới nước tiết kiệm trên cây ăn quả đều cho hiệu quả kinh tế cao và đã có sản phẩm được kết nối người tiêu dùng thông qua hỗ trợ tem nhãn QR truy suất nguồn gốc. Nhiều mô hình thâm canh tăng vụ, chuyển giao các TBKT mới trong sản xuất rau trái vụ, trồng rau, củ quả che vòm nilon, trong nhà màng, nhà lưới... đã hạn chế được các yếu tố bất lợi của thời tiết, hạn chế rửa trôi phân bón, giảm sâu bệnh, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng sản phẩm tăng hơn so với sản xuất truyền thống.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi đã triển khai 25 mô hình trên các vật nuôi có lợi thế, giá trị kinh tế cao như: Trâu, bò, dê, thỏ, gà, vịt, ong mật... Công tác tuyển chọn, sản xuất giống được phát triển theo hướng xã hội hóa với nhiều giống mới, chất lượng tốt được nhân rộng. Trong nuôi trồng thuỷ sản, nhiều giống cá mới, đặc sản, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như: Cá lăng, chiên, nheo, ngạnh, tôm, ốc nhồi, trắm đen, chép lai... Các mô hình đã tích cực áp dụng quy trình nuôi thâm canh, quản lý môi trường, sử dụng men vi sinh cải tạo ao nuôi, áp dụng cơ giới hóa máy quạt nước, máy phun mưa, máy trộn thức ăn tự động, phòng trừ dịch bệnh.
Cùng với đó, Trung tâm đã tập trung xây dựng mô hình khuyến công, trong đó tập trung xây dựng phần mềm quản lý sản xuất gắn tem QR truy xuất nguồn gốc và kiểm dịch động vật; xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin số hóa nhật ký sản xuất, minh bạch đầu vào, đầu ra. Kết quả đã cấp 168 tài khoản cho hơn 50 đơn vị, tổ chức tham gia, cấp 9.000 tem điện tử kiểm dịch vận chuyển động vật tương ứng 9.000 lô hàng, hỗ trợ 3,4 triệu tem truy xuất nguồn gốc nông sản.
Có thể thấy, việc xây dựng mô hình ứng dụng KHCN theo Nghị quyết 20 thời gian qua đã tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng dần theo các năm, góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh. Bước đầu hình thành chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo thuận lợi cho người quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng có thể giám sát được toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo sản xuất an toàn, minh bạch, kết nối cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Theo baophutho.vn
Sáng ngày 22/11, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu Dự án: “Xây dựng mô hình nuôi lợn nái sinh sản giống bản địa và nuôi thương phẩm con lai giữa giống lợn bản địa huyện Yên Lập với giống lợn Duroc theo hướng an toàn sinh học”. Dự án do Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Sơn Thủy chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).