Ứng dụng KH&CN giải quyết những vấn đề của người dân vùng sâu vùng xa
Chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện năm 2017 do Thành đoàn TP.HCM phát động sẽ hướng đến việc giải quyết các vấn đề trong đời sống của người dân vùng sâu vùng xa bằng những giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN).
Ngày 26/02/2017, Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức Lễ ra quân Trí thức trẻ khoa học tình nguyện. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu trong tháng Thanh niên 2017 với chủ đề “Tuổi trẻ TP.HCM chung tay xây dựng văn minh đô thị và nông thôn mới”.
Chương trình Trí thức trẻ khoa học tình nguyện năm 2017 là hoạt động thường niên do Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Theo đó, các trí thức, nhà khoa học trẻ sẽ phát huy tinh thần xung kích tình nguyện, đem kiến thức KH&CN đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển thành phố, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa.
Các trí thức trẻ cũng là những tuyên truyền viên giới thiệu và phổ biến, ứng dụng các thành tựu, kết quả nghiên cứu KH&CN thông qua hình thức: Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các đối tượng thanh thiếu nhi, công nhân, thanh niên nông dân cách sử dụng các phương tiện máy móc kỹ thuật và cách ứng dụng KH&CN vào sản xuất và cuộc sống.
Anh Đoàn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành đoàn TP.HCM khẳng định, chương trình Trí thức trẻ khoa học tình nguyện 2017 sẽ hướng đến tính thiết thực phục vụ cộng đồng.
Theo đó, từ việc tìm nhiểu các vấn đề tồn tại ở mỗi địa phương, các trí thức trẻ sẽ xây dựng nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật, đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giải quyết các vấn đề đó.
“Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng của thanh niên không phải chỉ mang giá trị phong trào mà còn hướng đến tính thực chất, giải quyết những vấn đề của từng địa phương bằng việc ứng dụng KH&CN. Chúng tôi và những người trẻ luôn sẵn sàng đến những địa bàn xa xôi nhất, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân để hiểu được những vấn đề, nhu cầu của họ và tìm ra các giải pháp thiết thực nhất” - anh Thành nói.
Cụ thể, trong năm 2017, Chương trình Trí thức trẻ khoa học tình nguyện sẽ tổ chức ứng dụng các đề tài nghiên cứu để giải quyết vấn đề ô nhiễm tại huyện Bình Chánh (TP.HCM); Ứng dụng đề tài nghiên cứu để giúp người dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ nuôi thủy sản sạch; Xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững bằng việc kết hợp với doanh nghiệp hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cây giống cho các nông dân là thanh niên ở các huyện ngoại thành TP.HCM…
Chương trình tập huấn kỹ thuật nuôi bò sữa do các Trí thức trẻ thực hiện tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trần Tuấn Anh, cựu sinh viên ĐH kinh tế TP.HCM cho biết, đây là năm thứ 3 bạn tham gia Chương trình Trí thức trẻ khoa học tình nguyện. Tuấn Anh làm nhiệm vụ cầu nối giữa các nhà khoa học trẻ và người dân địa phương.
“Mỗi khi đến địa phương, được nghe những người dân chia sẻ về những vấn đề tồn tại trong cuộc sống, công việc... nhóm luôn trăn trở là làm sao kết nối với những bạn trẻ là những nhà khoa học có giải pháp giải quyết. Khi những vấn đề được giải quyết, nhận được những lời cảm ơn chân tình, những sự hỗ trợ hỗ trợ nhiệt thành của cán bộ đoàn cơ sở là lúc cả nhóm mình cảm thấy hạnh phúc nhất”- Tuấn Anh nói.
Trong năm 2016, Chương trình Trí thức trẻ khoa học tình nguyện đã thực hiện tổng cộng 44 chuyên đề khoa học cho 5.000 người dân; 50 sân chơi khoa học vui và 20 chuyến xe tri thức đưa các em học sinh tham quan Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM…
Tháng 12/2016 chương trình đã sửa chữa và trao tặng 260 máy vi tính cho các đơn vị, khu vực khó khăn cho các tỉnh bạn như Đắk Nông, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Quảng Bình, Tây Ninh và các huyện ngoại thành TP.HCM.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.