I. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu chung
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng thành công mô hình trồng rừng thâm canh giống Keo lai nuôi cấy mô tế bào KLTA3 và KL2 năng suất cao làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần bổ sung vào cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng nhằm cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
+ Điều tra, khảo sát bổ sung và thu thập tài liệu để đánh giá đề xuất vùng trồng các loại Keo lai bằng nguồn giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh giống Keo lai KLTA3 và KL2 bằng giống nuôi cấy mô với quy mô 10 ha (05 ha giống KLTA3 và 05 ha KL2), năng suất tối thiểu đạt 20m3/ha/năm.
+ Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh 02 giống Keo lai KLTA3 và KL2 từ nguồn giống nuôi cấy mô (Tài liệu hướng dẫn được Sở Nông nghiệp và PTNT thông qua).
+ Nâng cao nhận thức cho người dân về trồng rừng thâm canh thông qua tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt hộ nông dân về kỹ thuật trồng rừng trồng rừng thâm canh 02 giống Keo lai KLTA3 và KL2 từ nguồn giống nuôi cấy mô.
II. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Điều tra khảo sát, đánh giá, đề xuất vùng trồng Keo lai (chủ yếu về hiệu quả của trồng rừng thâm canh) và kế thừa tài liệu sẵn có (về khí hậu, thủy văn và đất đai từ các cơ quan chuyên môn như Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài Khí tượng thủy văn…).
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các xã dự kiến xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh.
- Khảo sát, lựa chọn địa điểm để xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh 2 giống Keo lai KLTA3 và KL2.
- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đề xuất vùng trồng Keo lai.
2. Xây dựng mô hình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh giống Keo lai KLAT3 và KL2 bằng giống nuôi cấy mô với quy mô 10 ha (05 ha giống KLAT3 và 05 ha KL2). Địa điểm tại 02 huyện, năng suất tối thiểu đạt 20m3/ha/năm.
- Lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia mô hình đảm bảo có diện tích tối thiểu 2,5 ha trở lên, có lao động và điều kiện để tham gia xây dựng mô hình.
- Quy mô: 10 ha; Mật độ 1333 cây/ha (cự ly 3 x 2,5 m)
- Địa điểm xây dựng mô hình: Tại hai huyện Đoanh Hùng (05ha) và Thanh Sơn (05ha).
- Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng: Tỷ lệ sống, đường kính, chiều cao, năng suất rừng. Định kỳ một năm một lần.
3. Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh giống Keo KLTA3 và KL2 từ nguồn giống nuôi cấy mô phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ.
4. Chuyển giao, đào tạo tập huấn cho 100 lượt hộ nông dân kỹ thuật trồng thâm canh Keo lai nói chung và 02 loài Keo lai trên nói riêng.
+ Số lớp: 02 lớp (1 lớp/xã)
+ Số lượng học viên của mỗi lớp: 50 người
+ Địa điểm: huyện Đoan Hùng và Thanh Sơn.
+ Thời gian: 2 ngày (01 ngày lý thuyết + 01 ngày thực hành và giải đáp thắc mắc).
Nghiên cứu phục tráng giống lúa nếp gà gáy và nếp quạ đen của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu khoa học của Trường chính trị tỉnh Phú Thọ
Đánh giá thực trạng, xây dựng mô hình phòng và quản lý một số bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi tỉnh Phú Thọ
Đánh giá thực trạng, xây dựng mô hình phòng và quản lý một số bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình thanh niên tham gia chuyển đổi số trong giới thiệu quảng bá, phát triển du lịch đối với một số di tích lịch sử, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ