- Ngày 7/5/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Văn bản số 1858/UBND-KGVX về việc đẩy mạnh triển khai Đề án Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ.
Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Thời gian qua, việc triển khai các nội dung Đề án chính quyền điện tử của tỉnh đã đạt những kết quả bước đầu: Việc gửi, nhận văn bản điện tử đã được thực hiện rộng rãi; các hội nghị trực tuyến dần được tổ chức thường xuyên; một số đơn vị đã tăng cường sử dụng chữ ký số, giải quyết hồ sơ công việc, thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường mạng; hệ thống một cửa điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai đồng bộ,...
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị còn coi nhẹ việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; ngại đổi mới, duy trì thói quen thủ công, giấy tờ; việc triển khai cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 còn chậm,…
Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Chính quyền điện tử trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị thống nhất quan điểm triển khai Chính quyền điện tử là yêu cầu cấp thiết, là xu thế tất yếu của đổi mới tư duy, phương thức điều hành, quản lý của chính quyền các cấp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp như hiện nay. Xác định triển khai Chính quyền điện tử là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: Triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân, giải quyết công việc trên môi trường điện tử, tăng cường tổ chức hội nghị trực tuyến, tổ chức họp bàn và trao đổi công việc qua mạng; gắn chặt việc ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc.
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải đi đầu ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc. Trong tháng 5/2020, lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị gương mẫu, triển khai trước việc sử dụng chữ ký số cá nhân. Từ 01/6/2020, 100% các cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số cá nhân, thực hiện giải quyết hồ sơ, công việc qua môi trường mạng. Thực hiện nghiêm túc mục tiêu Đề án: Đến hết năm 2020, trên 80% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 60% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Rà soát, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, phấn đấu đến hết năm 2020 cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công ở mức độ 4.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo bố trí bổ sung cán bộ, trang thiết bị để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp làm quen, sử dụng thành thạo, tiến tới chủ động trong việc đăng ký giải quyết TTHC và nhận kết quả qua Internet, dịch vụ bưu chính công ích. UBND các huyện, thành, thị khẩn trương chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng và đưa vào hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại.
Các cơ quan báo chí, truyền thông, UBND các huyện, thành, thị tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người dân hiểu và tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm đầu mối, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị triển khai sử dụng chữ ký số và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Khẩn trương triển khai trang bị hệ thống thiết bị phục vụ họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã, hoàn thành trong tháng 5/2020; hoàn thiện phần mềm quản lý điều hành văn bản, phần mềm quản lý điều hành công việc; đề xuất cơ chế vận hành, xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ hoạt động của Trung tâm điều hành thông minh (IOC).
Phối hợp với Sở Nội vụ theo dõi, đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ Đề án chính quyền điện tử của các cơ quan, đơn vị, xác định đây là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong năm 2020.
Làm việc với các đơn vị cung cấp để có biện pháp hỗ trợ cước phí dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Hoàn thiện Kế hoạch triển khai Đề án Chính quyền điện tử năm 2020.
Theo phutho.gov.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Ngày 17/10/2024, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, giải đáp về công tác cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ, về bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp và hệ thống phản ánh, kiến nghị.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn, quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn để tạo sự bứt phá.
Sáng ngày 09/10/2024, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý dự thảo đề án “Đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động tổ chức hành chính dựa trên kết quả” (Đề án). Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng và Phó Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính Ngô Quang Phát chủ trì Hội thảo.
Ngày 04/10/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 03 - 07/10/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Phạm Thị Thanh Trà đã Hội đàm song phương với Bộ trưởng Bộ Công vụ, đơn giản hóa và chuyển đổi dịch vụ công nước Cộng hòa Pháp.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 435/TB-VPCP ngày 25/9/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.