Một nhóm thầy trò ở Khoa Điện tử Viễn thông và Trung tâm R&D thuộc Trường Đại học Điện lực, Hà Nội, vừa chế tạo thử nghiệm hai phiên bản máy thở không can thiệp, có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn với giá thành chỉ vài triệu đồng.
ThS Trần Vũ Kiên, đại diện của nhóm, cho biết, máy được chế tạo gấp rút trong 2 tuần, dựa theo thiết kế mẫu do các cơ sở nghiên cứu trên thế giới chia sẻ cho cộng đồng, nhưng được cải tiến (chỉnh sửa code và phần cơ khí) để phù hợp với điều kiện Việt Nam và tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường hiện nay.
“Mục đích của chúng tôi là chế tạo những chiếc máy thở dùng trong trường hợp khẩn cấp, cần dành máy thở can thiệp cho các bệnh nhân nặng hơn. Máy cũng sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp không may khi số lượng người nhập viện vì Covid-19 tăng đột biến, như đã xảy ra ở nhiều quốc gia," ThS Kiên nói.
![]() |
Nhóm thiết kế thử nghiệm máy hỗ trợ thở. Ảnh: NCC |
Trong dự án này, nhóm phát triển đồng thời hai phiên bản máy thở không can thiệp, tức hỗ trợ thở thông qua mặt nạ chứ không phải thông qua ống nội khí quản. Trong đó, phiên bản EV1 (EPU- Veltilator –Ver1) nhằm mục đích chính là đáp ứng tốc độ sản xuất nhanh khi không may xảy ra trường hợp y tế khẩn cấp. Phiên bản này sử dụng toàn các vật tư, linh kiện sẵn có trong nước, có thể huy động nhanh số lượng gần như không hạn chế (động cơ bóp bóng thở sử dụng động cơ gạt nước ô tô, bo mạch điện tử sử dụng các bo mạch nguồn mở sẵn có như Arduino UNO…), phương pháp chế tạo đơn giản và nhanh chóng (khung máy sử dụng mica được gia công bằng CNC, kết hợp giữa máy với các tính năng an toàn cơ bản có trên bóng thở Ambu và bình ô-xi để đảm bảo an toàn khi hoạt động).
![]() |
Phiên bản máy hỗ trợ thở EV1. Ảnh: NCC |
Nhìn chung, phiên bản rút gọn có thể điều chỉnh các tham số cơ bản của một máy trợ thở như: lưu lượng khí; số nhịp thở/phút; chu trình thở; tỉ số hít vào/thở ra. Ngoài ra, một số tính năng an toàn khác có thể được tích hợp thêm khi cần, tùy theo yêu cầu của tình hình Việt Nam và bệnh dịch.
Ưu điểm của bản rút gọn, theo nhóm chế tạo, là dễ dàng sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn. “Những nhóm như thầy trò chúng tôi, với một máy cắt CNC, cũng có thể sản xuất 500 bộ/tuần cho tuần đầu tiên và 1.000-2.000 bộ/tuần ở những tuần tiếp theo,” theo ThS Kiên. Giá thành sản xuất của máy cũng khá rẻ, khoảng 2 - 3 triệu đồng/bộ.
Phiên bản rút gọn được phát triển dựa trên mã nguồn mở từ dự án OxyGen (https://www.oxygen.protofy.xyz/)với toàn bộ mã nguồn mở và file thiết kế được cung cấp trên https://github.com/ProtofyTeam/OxyGEN.
Nhóm cũng đang hoàn chỉnh phiên bản đầy đủ EV2. Phiên bản này nhỏ gọn hơn, nhiều tính năng hơn nhưng vật tư, linh kiện lại không dễ huy động số lượng lớn trong thời gian ngắn.
![]() |
Phiên bản máy hỗ trợ thở EV2. Ảnh: NCC |
EV2 sử dụng mã nguồn mở trên trang https://www.instructables.com/id/COVID-19-Rapid-Manufacture-Ventilator-BVM-Ambubag /?fbclid=IwAR2B9cLbhZ7LQNDV57LaNKVrE7SKmd0s25eNq6iMmFfn-Z61k_H2YkVFlcw
Nhóm đang xin ý kiến của các chuyên gia y tế để hoàn thiện sản phẩm, trước khi đưa đi kiểm định.
ThS Kiên chia sẻ, “Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe do dịch bệnh COVID-19 gây ra, lượng bệnh nhân có thể tăng đột biến trong thời gian ngắn. Trong những tình huống khẩn cấp đó, những chiếc máy thở đơn giản có thể cứu sống nhiều bệnh nhân và giúp giảm áp lực đáng kể lên hệ thống y tế. Dự án của chúng tôi mang tính chất cộng đồng, phi lợi nhuận, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chống dịch của Đảng và Chính phủ. Chúng tôi cũng hy vọng, hành động của mình có thể truyền cảm hứng cho các nhóm Makerspace khác trong những công việc tương tự.”
Nguồn: khoahocphattrien.vn
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
PhuthoPortal - Ngày 3/3/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập Sở Khoa học và Công nghệ và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Sáng ngày 27/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Sáng ngày 26/2/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng giống quýt Đậu Sơn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Ths. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo từ Google, IBM, Intel, TSMC... sẽ tới Việt Nam dự hội nghị về AI và bán dẫn giữa tháng 3.