Sáng 22/4, tại UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Tôm càng xanh Cẩm Khê”
Dự hội nghị, về phía Sở Khoa học và Công nghệ có bà Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; Về phía UBND huyện Cẩm Khê có ông Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo xã, các chi hội nuôi trồng, chế biến thủy sản các xã Văn Khúc, Nhật Tiến.
Bà Chu Thị Bích Thủy - PGĐ Sở KH&CN trao giấy chứng nhận nhãn hiệu
“Tôm càng xanh Cẩm Khê”
Nhãn hiệu tập thể "Tôm càng xanh Cẩm Khê" được Cục Sở hữu trí tuệ ký Quyết định cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể ngày 31/3/2025. Đây là một trong những sản phẩm có lợi thế của huyện Cẩm Khê bên cạnh các sản phẩm đã được chứng nhận như: Cá chép đỏ Thủy Trầm, nón lá Sai Nga, Chè Đá Hen, Bánh chưng Đất Tổ.
Tại hội nghị, đồng chí Chu Thị Bích Thủy đã đánh giá cao nỗ lực của và cố gắng của UBND huyện Cẩm Khê và chính quyền địa phương cũng như các chi hội nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng trên 200ha nuôi tôm càng xanh chuyên canh, với sản lượng khoảng 320 tấn/năm, giá bán giao động 230 nghìn đồng/kg. Với giá trị kinh tế cao, việc xây dựng thành công thương hiệu nhãn hiệu chứng nhận Tôm càng xanh là một trong những lợi thế để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương tới người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Từ đó các chi hội nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng sản xuất, mang lại thu nhập cao góp phần vào phát triển kinh tế của huyện./.
Một số hình ảnh tại Lễ Công bố nhãn hiệu tập thể
Bà Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê phát biểu tại Hội nghị
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu đối với sản phẩm hàng hóa của các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và được Nhà nước bảo hộ về tên gọi, nhãn hiệu, thương hiệu. SHTT ngày nay rất quan trọng đối với các các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế được các cá nhân, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng chú trọng, nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế tạo ra các sản phẩm có giá trị....
baophutho.vnLà lực lượng trẻ, xung kích, năng động, nhạy bén với công nghệ số, những ngày qua, đoàn thanh niên (ĐTN) tại các địa phương trên địa bàn huyện Tân Sơn đã đồng loạt ra quân triển khai hỗ trợ Nhân dân thực hiện đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID.
Liên kết trang
0
2
0