Sáng ngày 17/10, Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Techfest Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc đã diễn ra tại trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội với sự tham gia của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ LĐTB&XH, UBND Thành phố cùng hàng ngàn sinh viên, giáo viên các chuyên ngành công nghệ tại Hà Nội.
Khai mạc Techfest Vùng đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc năm 2019
TECHFEST vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc là một trong bốn sự kiện TECHFEST với quy mô Vùng do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức, nhằm mục đích tạo cơ hội trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và kết nối các đối tượng của hệ sinh thái khởi nghiệp trong vùng với nhau. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia - Techfest Vietnam 2019 (thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” - Đề án 844) và là năm thứ ba liên tiếp được tổ chức, đánh dấu những bước tiến triển lớn trong công tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại khu vực.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc
Năm nay sự kiện có 60 gian trưng bày, trong đó có 30 gian hàng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 20 gian hàng của các Doanh nghiệp trong vùng và 10 gian hàng của Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội. Bên cạnh hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, sự kiện sẽ tổ chức Hội thảo "Xây dựng và phát triển mô hình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp” và đặc biệt là buổi Lễ khánh thành STEMS building của trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Các lãnh đạo đến thăm gian hàng của các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh rằng việc “đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao của khối các trường nghề sẽ đóng góp không nhỏ trong tiến trình phát triển nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ 4.0”. Bên cạnh đó, Thứ trưởng khẳng định trong những năm qua, Bộ KH&CN đã lựa chọn được nhiều đối tác có năng lực, có kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 844, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các thành phần của hệ sinh thái KNĐMST. Đồng thời, Bộ KH&CN cũng tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm liên kết chặt chẽ các thành phần của hệ sinh thái, mở rộng liên kết quốc tế; tạo lập mạng lưới các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, mạng lưới huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp ĐMST, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Sự kiện lần này được tổ chức còn nhân dịp Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Trường Cao đẳng Nghề Công Nghệ Cao Hà Nội, diễn ra từ 16-17/10/2019. Theo đó, với những năng lực về nhân lực và cơ sở vật chất, Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao là Trường đầu tiên trong khối các trường CĐ nghề được Bộ KH&CN giao triển khai Dự án cấp quốc gia về hỗ trợ các hoạt động Thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sản phẩm KHCN. Từ năm 2013 đến nay, Nhà trường đã tham gia nhiều chương trình, dự án của Bộ KH&CN và đã thu được các kết quả đáng khích lệ.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc 2019 sẽ diễn ra nhằm lựa chọn các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiêu biểu tham dự TECHFEST Việt Nam 2019 vào tháng 12 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Tiếp sau Techfest Vùng Đông Nam Bộ và Techfest Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi Phía Bắc diễn ra vừa qua, Techfest Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 22-23/10/2019 tại thành phố Cần Thơ và Techfest Tây Nguyên sẽ được tổ chức tại Lâm Đồng./.
Xuân Phong
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0