Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 19/05/2020
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Thúc đẩy nhà khoa học trẻ đổi mới, sáng tạo


Gần đây, nhiều đơn vị nghiên cứu đã có các chính sách ưu đãi, tạo cơ sở để các nhà khoa học trẻ trưởng thành, nhanh chóng trở thành các cán bộ nòng cốt, đóng góp vào thành tựu chung của nền khoa học nước nhà.

Cán bộ Trung tâm Giám định ADN chuẩn bị mẫu giám định.

Là một lãnh đạo trẻ, Ths Hoàng Hà, Quyền Giám đốc Trung tâm Giám định ADN, Viện Công nghệ sinh học tự hào khi nói về các nhà khoa học trẻ của đơn vị: Trung tâm thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao là giám định, định danh các mẫu hài cốt liệt sĩ, với năng lực phân tích 4.000 mẫu hài cốt liệt sĩ/năm. Dù điều kiện làm việc đặc thù, nhiều khó khăn, áp lực, nhưng các cán bộ trẻ của Trung tâm luôn say mê cống hiến, đăng ký làm cả ngày nghỉ vì mẫu hài cốt được giám định càng nhanh càng tốt. Ðợt dịch Covid-19 vừa qua, một nhóm cán bộ trẻ cũng đã làm ngày, làm đêm dưới sự hướng dẫn của trưởng nhóm để hoàn thành giải trình tự hệ gien vi-rút SARS-CoV-2 nhằm cung cấp kịp thời cho các đơn vị khác sử dụng. Với hệ thống trang bị hiện đại, nhất là hệ thống giải trình tự gien thế hệ thứ ba đã giúp các bạn trẻ của Trung tâm có điều kiện triển khai các nghiên cứu có chất lượng để trao đổi với các nhà khoa học nước ngoài.

Nhiệt huyết của các nhà khoa học trẻ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã được khơi dậy như thế, bằng sự tin tưởng giao đề tài, đề án, đầu tư trang thiết bị và sự định hướng, dẫn dắt của các nhà khoa học đi trước. Theo PGS, TS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam, Viện trưởng Công nghệ sinh học, nhiều năm nay, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam có chính sách ưu đãi, khuyến khích cán bộ trẻ nâng cao trình độ. Năm 2014, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ, hỗ trợ kinh phí để các cán bộ trẻ đẩy mạnh nghiên cứu KH và CN; giao triển khai thực hiện các đề tài KH và CN độc lập... Ðặc biệt, các nhà khoa học trẻ chưa phải là cán bộ biên chế của Viện Hàn lâm cũng được ưu tiên giao làm chủ nhiệm đề án nghiên cứu. Riêng năm 2019, chương trình đã hỗ trợ 163 cán bộ trẻ, với kinh phí hơn 3,9 tỷ đồng để thực hiện hoạt động KH và CN cấp cơ sở, hỗ trợ đi dự hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế... Một số nhiệm vụ từ nguồn hỗ trợ này đã có kết quả công bố trên tạp chí khoa học quốc gia, tạp chí chuyên ngành, đóng góp cho sự phát triển KH và CN của cả nước. Bên cạnh đó, hỗ trợ 7,9 tỷ đồng cho cán bộ nghiên cứu trẻ thực hiện 16 đề tài độc lập. Hầu hết các cán bộ đều đăng ký “đầu ra” của đề tài là bài báo công bố trên tạp chí quốc tế ISI hoặc đăng ký phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích.

Tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, nhiều năm qua, cũng đã quan tâm, có chế độ, chính sách ưu đãi để các nhà khoa học trẻ có môi trường làm việc tốt. Số lượng các đề tài được phê duyệt hằng năm nhiều hơn, kinh phí được cấp đáp ứng cơ bản cho việc triển khai nghiên cứu. Theo Ths Nguyễn Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, so với thế hệ đi trước, các nhà khoa học trẻ có nhiều thuận lợi hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, phương pháp hiện đại… cho nên nhiều người mới ngoài 30 tuổi đã có học hàm tiến sĩ, là nghiên cứu viên, giảng viên chính, thậm chí nghiên cứu viên cao cấp. Cũng từ dấu mốc đó, họ được giao các chức vụ quản lý, làm chủ nhiệm đề tài các cấp, nhiều người đã trưởng thành, đạt được một số thành tựu khoa học có ý nghĩa thiết thực. Bên cạnh đó, các tài năng trẻ còn được thừa hưởng thành quả khoa học tiên tiến của thế giới; công trình của họ được công bố, quốc tế công nhận. Thành quả có được này là nhờ một bộ phận lớn trong số họ thông thạo nhiều ngoại ngữ, vận dụng sáng tạo vào nghiên cứu và được làm việc trong điều kiện đầy đủ và tốt hơn rất nhiều so với các thế hệ trước.

Những năm qua, Bộ KH và CN đã triển khai các phương thức hỗ trợ kinh phí, đầu tư cho các đề tài bằng cơ chế Quỹ Phát triển KH và CN quốc gia (Nafosted), qua đó, các nhà khoa học trẻ có cơ hội được hỗ trợ nghiên cứu khoa học cơ bản, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới. TS Ðỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Nafosted chia sẻ, từ khi quỹ đi vào hoạt động (năm 2008) đến năm 2019, có khoảng 3.000 đề tài nghiên cứu được tài trợ, với sự tham gia của hơn 15.000 lượt nhà khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước. Số đề tài có chủ nhiệm không quá 40 tuổi chiếm từ 55 đến 65% số đề tài nghiên cứu cơ bản. Tỷ trọng nhà khoa học trẻ được hỗ trợ lớn, đóng góp quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực KH và CN tương lai. Quỹ thực hiện quản lý chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện, thúc đẩy các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ thực hiện các nghiên cứu khoa học với chất lượng chuyên môn cao, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới. Trong thời gian hoạt động vừa qua, Quỹ đã thực hiện hỗ trợ gần 1.000 hoạt động nâng cao năng lực KH và CN, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học trẻ tăng cường trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế, tiếp cận môi trường học thuật đỉnh cao.

Nhiều nhà khoa học trẻ chia sẻ, dù ngày càng nhiều thuận lợi trong nghiên cứu, nhưng họ cũng có nhiều áp lực, quan trọng nhất là phải tạo được niềm tin, hoài bão, say mê, thể hiện được năng lực bản thân, cạnh tranh với đồng nghiệp và các nhóm nghiên cứu trên thế giới... TS Nguyễn Thị Ánh Dương, nhà khoa học trẻ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam chia sẻ, với những chính sách hỗ trợ của đơn vị, bản thân đã phát huy sức trẻ trong nghiên cứu và nỗ lực dành được học bổng bậc thạc sĩ của Liên hiệp châu Âu (Erasmus Mundus) rồi sau đó đến học bổng toàn phần DAAD của Chính phủ Ðức cho nghiên cứu sinh. Mới đây, TS Nguyễn Thị Ánh Dương đã cùng các nhà khoa học công bố bài báo về vai trò của tuyến trùng tự do trong đất trên tạp chí khoa học Nature, đó là niềm tự hào và ước mơ của mỗi nhà khoa học. Dù vậy, áp lực đối với TS Nguyễn Thị Ánh Dương là việc đổi mới, sáng tạo hoặc tìm tòi ý tưởng để các hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng có tính ứng dụng vào thực tiễn.

Hy vọng thời gian tới, sẽ có những cơ chế, chính sách tốt hơn về lương, thưởng cho những nhà khoa học, nhất là những người làm việc tốt, có công bố khoa học xuất sắc. Các nhà lãnh đạo cũng cần cho các cán bộ trẻ nhiều cơ hội, thử thách để thể hiện năng lực bản thân. Bản thân các nhà khoa học trẻ cần chia sẻ những khó khăn của cơ chế chính sách hiện nay và hoàn thành công việc tốt nhất, nếu có sản phẩm nghiên cứu tốt thì chắc chắn sẽ có cơ chế tốt.

Theo vista.gov.vn

Lượt xem: 198



BÀI VIẾT KHÁC
Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 17/7/2024, các đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh đã biểu quyết thông qua tờ trình về Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 20/07/2024
Thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ
Thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ

Ngày 5/6/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cùng dự.

Ngày 11/06/2024
Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ

Một trong 10 sự kiện khoa học - công nghệ tiêu biểu năm 2023 được báo chí bình chọn là Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành nghị quyết mới về phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam, trong đó có trí thức khoa học - công nghệ.

Ngày 10/06/2024
Nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch - tài chính KH&CN, đáp ứng cao nhất yêu cầu nhiệm vụ
Nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch - tài chính KH&CN, đáp ứng cao nhất yêu cầu nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao công tác kế hoạch - tài chính thời gian qua đã tập trung vào tổng hợp, đề xuất, trình phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN cho toàn ngành có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tài chính có tác động lớn đến toàn ngành KH&CN hiện đang được Bộ KH&CN rà soát để sửa đổi, bổ sung

Ngày 25/05/2024
Khoa học và công nghệ - động lực phát triển bền vững
Khoa học và công nghệ - động lực phát triển bền vững

Xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, trên cơ sở bám sát nhiệm vụ được giao, ngành KH&CN Phú Thọ tập trung triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN phù hợp với thực tiễn sản xuất của tất cả các ngành, lĩnh vực và đời sống.

Ngày 18/05/2024
Thủ tướng: KHCN và đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận, là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu
Thủ tướng: KHCN và đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận, là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu

Nhấn mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn, đồng thời cũng là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có đề xuất, triển khai các chính sách vượt trội để phát huy hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực.

Ngày 15/05/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0