“Ngày càng có nhiều quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, nhưng chúng ta cũng có những bài học về việc mất các tài sản trí tuệ do chậm đăng ký, khiến cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Việc lấy lại các tài sản trí tuệ bị mất rất khó khăn, tốn kém về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp”.
Các chuyên gia đến từ WIPO chia sẻ những kinh nghiệm để bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài. Ảnh: VGP/Thu Cúc
Đó là chia sẻ của ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH&CN tại Hội thảo “Đăng ký bảo hộ quyền SHTT của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài” diễn ra ngày 05/3/2018. Hội thảo do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Sở hữu trí tuệ, Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) tổ chức.
Hội thảo là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận các thông tin, kiến thức về đăng ký bảo hộ quyền SHTT tại nước ngoài, đặc biệt là thông qua các Hệ thống đăng ký của WIPO.
Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT khẳng định, SHTT ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Các giá trị được tạo ra từ tài sản trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả ngày càng có tỉ phần cao hơn trong cơ cấu giá trị của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở cả trong nước và nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu nhằm thâm nhập thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Cục trưởng Đinh Hữu Phí cũng cho biết, bên cạnh việc ngày càng có nhiều quyền SHTT của Việt Nam được đăng ký bảo hộ và được biết đến rộng rãi ở nước ngoài, chúng ta cũng có những bài học về việc mất các tài sản trí tuệ do chậm đăng ký, khiến cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Việc lấy lại các tài sản trí tuệ bị mất là rất khó khăn, tốn kém về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp.
“Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục các nỗ lực để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT của mình ở nước ngoài thông qua việc đàm phán, gia nhập các điều ước quốc tế về SHTT, thực hiện hỗ trợ, tư vấn và cung cấp thông tin, cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh…”, ông Đinh Hữu Phí khẳng định.
Tại Hội thảo, các doanh nghiệp đã được nghe các chuyên gia WIPO giới thiệu các thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về việc đăng ký các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thông qua các Hệ thống toàn cầu do WIPO quản lý. Bao gồm Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT), Thỏa ước và Nghị định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Thỏa ước La Haye về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được giới thiệu về các nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu hữu ích để sử dụng trong quá trình đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.
Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT), Thỏa ước và Nghị định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Hiện tại, Cục SHTT cũng đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết để trình Chỉnh phủ phê chuẩn việc gia nhập Thỏa ước La Haye về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
Với việc Việt Nam là thành viên của các điều ước quốc tế nêu trên, các doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của mình ở một số hoặc tất cả các nước thành viên tùy chọn, bằng một thủ tục duy nhất thông Văn phòng quốc tế WIPO, thay vì phải nộp đơn đăng ký với từng Cơ quan SHTT quốc gia mà thường sẽ tốn kém hơn về thời gian và tiền bạc.
Ngày 18/7/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được tổ chức theo hình thực trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 148 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
PhuthoPortal - Việc hợp nhất 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới đã mở ra không gian phát triển kinh tế rộng lớn hơn, giúp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
PhuthoPortal - Ngày 16/7/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn các xã Long Cốc, Xuân Đài, Thu Cúc, Lai Đồng và Văn Miếu.
PhuthoPortal - Chiều ngày 15/7/2025, Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ Nhất. Các đồng chí: Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND tỉnh; Bùi Văn Trường - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; Đỗ Thị Ngọc Ánh - Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày 14/7/2025, đồng chí Nguyễn Phi Long - Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thăm và làm việc tại xã Thu Cúc.
PhuthoPortal - Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới mang trong mình 3 mạch nguồn văn hóa - lịch sử - sinh thái đặc sắc, là nơi hội tụ của di sản Hùng Vương linh thiêng, đô thị công nghiệp hiện đại và không gian du lịch sinh thái bản địa nguyên sơ. Đây chính là cơ hội, nền tảng để tái cấu trúc sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết vùng, định vị thương hiệu du lịch Phú Thọ, xây dựng Phú Thọ trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và bản sắc ...
Liên kết trang
0
2
0