Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 30/07/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Thủ tướng: Ưu tiên làm các dịch vụ công thiết yếu với người dân, doanh nghiệp


Dịch vụ công trên nền tảng số phải thuận tiện. Nếu người dân không dùng, doanh nghiệp, tổ chức không dùng thì coi như Chính phủ điện tử thất bại, đầu tư là lãng phí.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương vào sáng nay, 23/7.

Tại Hội nghị, các bộ,  ngành, địa phương đã góp ý nhiều vấn đề trong quá trình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử thời gian qua.

Báo cáo về triển khai hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 20/6/2019, có khoảng 8 triệu hóa đơn được xác thực, số doanh thu là hơn 100.000 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn là 7.776 tỷ đồng.

Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của thương mại điện tử, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã trở thành yêu cầu tất yếu. Bộ Tài chính cùng với các chuyên gia hàng đầu của các hãng công nghệ đang nghiên cứu giải pháp, xây dựng mô hình triển khai hệ thống hóa đơn điện tử đáp ứng việc tiếp nhận, xử lý, tra cứu hóa đơn của số lượng lớn người dùng. Trong đó, số lượng hóa đơn tiếp nhận mỗi năm trên 8 tỷ hóa đơn (với khoảng 10% số lượng hóa đơn cần tiếp nhận theo thời gian thực và phải phản hồi ngay lập tức), thời gian lưu trữ 10 năm.

Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, cơ sở dữ liệu (CSDL) mà ngành đang quản lý là 14,4 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; 363.000 người tham gia BHXH tự nguyện; 12,87 triệu người tham gia BHXH thất nghiệp; 84,48 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 89% dân số.

Tuy nhiên, để CSDL của BHXH Việt Nam trở thành CSDL quốc gia, hệ thống các CSDL của ngành cần được tiêu chuẩn, quy chuẩn hóa. Hiện nay, dữ liệu của BHXH Việt Nam mới có giá trị nội bộ trong ngành BHXH mà chưa được định nghĩa về nội hàm, đối sánh, kiểm chứng với các lĩnh vực, các ngành khác. Mặt khác, mức độ phát triển, xây dựng CSDL với việc xây dựng các hành lang pháp lý nhằm quản lý, định hướng trong việc xây dựng CSDL quốc gia còn chưa đồng bộ, tương xứng.

Về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng cần có “nhạc trưởng” khi mỗi bộ có cơ sở dữ liệu riêng. Đại diện Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ TT&TT sớm trình Thủ tướng ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0) làm cơ sở để Hà Nội xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử Thành phố theo phiên bản 2.0.

“Cái gì chưa làm thì làm theo cách mới”

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ điện tử là vấn đề mới, khó nhưng nếu không có quyết tâm, không dỡ bỏ nếp cũ thì khó thành công. Vì thế tại Hội nghị này, chúng ta không bàn lùi, không vì những khó khăn về tài chính, khó khăn về kết nối, chia sẻ… mà không triển khai mạnh mẽ Chính phủ điện tử”.

Đánh giá tình hình xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng cho rằng kết quả đầu tiên tích cực là đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai. Đến nay, các bộ đã hoàn thành 7/83 nhiệm vụ được giao trong khi Nghị quyết mới ban hành được 3 tháng rưỡi.

Khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử từng bước hoàn thiện. Các bất cập khó khăn trong cơ chế đầu tư, dịch vụ công nghệ thông tin dần được tháo gỡ.

Thủ tướng đánh giá cao vai trò của Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT là 2 hạt nhân quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử.

“Tuy vậy, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn vào các tồn tại, hạn chế”, Thủ tướng nói. Số lượng dịch vụ công trực tuyến có tăng lên nhưng tỉ lệ thực hiện còn thấp, hiệu quả chưa cao. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn khá thấp, địa phương đạt tỉ lệ 15% còn các bộ, ngành đạt gần 29%. Mục tiêu đến hết năm 2019 có khoảng 30% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (theo tinh thần Nghị quyết 02) sẽ khó đạt nếu chúng ta không thúc đẩy quyết liệt việc này. Tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử còn chậm, đặc biệt là cơ sở dữ liệu dân cư.

Vừa qua, tình trạng xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử phát triển theo kiểu “trăm hoa đua nở”, thiếu sự lãnh đạo tập trung nên các bộ, ngành, địa phương dùng nhiều phần mềm nền tảng, cơ sở dữ liệu khác nhau, dẫn đến nguy cơ đầu tư trùng lặp, lãng phí, không tương thích, thiếu liên thông, không đồng bộ. An ninh, an toàn mạng tuy được quan tâm nhưng hiện nay còn nhiều vấn đề cần lo.

Từ các phân tích trên, Thủ tướng nêu rõ tầm nhìn trong xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số. Đây là 3 cấp độ phát triển khác nhau, không phải xong cấp độ 1 rồi mới tới cấp độ 2 mà ngay cấp độ 1 đã có các yếu tố của cấp độ 2, 3. Việc xây dựng Chính phủ điện tử là giải quyết 4 mối quan hệ, gồm 2 quan hệ với bên ngoài (Chính phủ với người dân, Chính phủ với doanh nghiệp) và 2 quan hệ nội bộ (giữa các cơ quan Chính phủ với nhau, giữa Chính phủ với cán bộ công chức). Làm tốt mối quan hệ bên trong thì mới làm tốt mối quan hệ bên ngoài.

Mục tiêu của Chính phủ điện tử là cung cấp thông tin và dịch vụ công dựa trên nền tảng số tới mọi người, mọi lúc, mọi nơi; tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng; tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định của Chính phủ.

Về nguyên tắc, phải bảo đảm liên thông, không trùng lắp, có thể mở rộng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Các dự án triển khai phải đặt dưới sự bảo đảm về an ninh, an toàn mạng của một đơn vị có thẩm quyền, có trách nhiệm.

Về phương châm thực hiện Chính phủ điện tử, phải lấy người dân làm trung tâm, lấy sự thuận tiện, hài lòng của người dân làm mục tiêu và phải bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Dịch vụ công trên nền tảng số phải thuận tiện. Nếu người dân không dùng, doanh nghiệp, tổ chức không dùng thì coi như Chính phủ điện tử thất bại, đầu tư là lãng phí.

Về cách tiếp cận, cách làm Chính phủ điện tử, Thủ tướng lưu ý sử dụng hình thức đối tác công tư một cách chặt chẽ.

“Những gì đã phát triển, đang chạy tốt thì phải liên thông lại. Cái gì chưa làm thì làm theo cách mới, tức là xây dựng các nền tảng dùng chung cho các tỉnh, các bộ, ngành, tránh lãng phí, triển khai đồng bộ và nhanh theo hướng Chính phủ đầu tư hoặc thuê dịch vụ của nền tảng này”.



Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì đề xuất các nền tảng dùng chung của Chính phủ điện tử và phương án đầu tư hay thuê dịch vụ, trình Thủ tướng phê duyệt. Cần chú ý việc thiết kế lại các quy trình cung cấp dịch vụ công để phù hợp, đưa lên trực tuyến. Ưu tiên làm trước các dịch vụ công thiết yếu với người dân, doanh nghiệp. Dữ liệu là tài nguyên trong nền kinh tế số, là vấn đề cốt lõi của chuyển đổi số và Chính phủ điện tử. Bởi vậy, Bộ TT&TT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản trị dữ liệu.

Thủ tướng yêu cầu tập trung xây dựng, sớm đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia, dự kiến trong tháng 11/2019.

Chính phủ điện tử là một chặng đường dài, sẽ có rủi ro trong quá trình thực hiện. Do đó, Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Ủy ban hằng năm đánh giá các rủi ro và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện. “Cơ quan, địa phương nào, cá nhân nào không làm, bàn lùi, làm chậm phải được báo cáo lên Thủ tướng để kiểm điểm, nhắc nhở, đôn đốc và xử lý thì công cuộc này mới thành công”, Thủ tướng nêu rõ.

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 263



BÀI VIẾT KHÁC
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).

Ngày 28/03/2025
Mô hình S.T.I.D: Con đường để Việt Nam phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững
Mô hình S.T.I.D: Con đường để Việt Nam phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững

Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.

Ngày 28/03/2025
Những bước tiến trong hạ tầng số Việt Nam
Những bước tiến trong hạ tầng số Việt Nam

Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.

Ngày 26/03/2025
Thứ trưởng Lê Xuân Định: Không còn 'thung lũng chết' trong khoa học
Thứ trưởng Lê Xuân Định: Không còn 'thung lũng chết' trong khoa học

Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.

Ngày 25/03/2025
Nhà khoa học thoát cảnh 'bán lúa non'
Nhà khoa học thoát cảnh 'bán lúa non'

Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.

Ngày 17/03/2025
Hai nhà khoa học nữ được trao giải thưởng Kovalevskaia 2024
Hai nhà khoa học nữ được trao giải thưởng Kovalevskaia 2024

PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.

Ngày 10/03/2025
Lịch tiếp công dân CUỘC THI “TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ, CỨU NẠN NĂM 2024” Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Cuộc Thi Tự hào Việt Nam Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Du Lịch Điện Biên

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0