Cải cách hành chính (CCHC) là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược được đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) chỉ đạo trong phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ sáng nay 15/7.
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ CCHC 6 tháng cuối năm 2024,
Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo; Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ có đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước đã xác định CCHC là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược; xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu dự Phiên họp tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong CCHC, nhất là nhiệm vụ đã đề ra trong Phiên họp lần thứ Bảy; xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để khắc phục, khơi thông điểm nghẽn, ách tắc và nâng cao hiệu quả của công tác này, với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ Tám Ban Chỉ đạo CCHC.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, thời gian qua, công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện CCHC được triển khai bài bản, bám sát thực tiễn, phát huy hiệu quả. Công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được quan tâm, có nhiều đổi mới. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh. Cải cách tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công có nhiều chuyển biến tích cực. Chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số được triển khai quyết liệt, hiệu quả và đi vào thực chất.
Nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng, trong đó xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc, xếp thứ 106 trong bộ chỉ số tự do kinh doanh thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022; xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Tại Phú Thọ, hệ thống Văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ CCHC được xây dựng và ban hành một cách đồng bộ, cụ thể, kịp thời cụ thể hóa các quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh; tác động tích cực đến việc nâng cao các chỉ số, góp phần quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Công tác rà soát, đánh giá và thực hiện TTHC của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh được triển khai nghiêm túc, hiệu quả.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện đi vào nền nếp; đảm bảo tính công khai, minh bạch. Công tác xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; nâng cao chất lượng, giảm thời gian, chi phí giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
6 tháng đầu năm, tổng số TTHC được đưa ra tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh là 1.816 TTHC. Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt tỷ lệ 73,03%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 83,40%. Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 291.899 hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC, trong đó tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết đúng và trước hạn đạt trên 95%. Cổng dịch vụ công của tỉnh kết nối liên thông Cổng dịch vụ công Quốc gia với tổng số 1.121 TTHC cung cấp trực tuyến một phần và toàn trình đã tích hợp, công khai, đạt tỷ lệ 67.28%. Trung tâm điều hành Thông minh (IOC) triển khai, hoàn thiện với 12 phân hệ đi vào hoạt động, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tích hợp liên thông với Trung tâm điều hành của Chính phủ. Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định hệ thống giám sát an toàn giao thông trên địa bàn thành phố với 200 camera đặt trên 91 điểm. |
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “5 đẩy mạnh” trong thời gian tới để mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng trong CCHC. Đó là: Đẩy mạnh rà soát các quy định, tháo gỡ khó khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển; đẩy mạnh đối thoại, chia sẻ, xử lý vướng mắc, bất cập cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là về TTHC để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, số hóa dữ liệu, hồ sơ; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực, tất cả các giao dịch.
Với tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục “giữ lửa”, triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng, cân đong đo đếm được, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các năm tiếp theo.
Theo baophutho.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Ngày 17/10/2024, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, giải đáp về công tác cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ, về bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp và hệ thống phản ánh, kiến nghị.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn, quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn để tạo sự bứt phá.
Sáng ngày 09/10/2024, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý dự thảo đề án “Đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động tổ chức hành chính dựa trên kết quả” (Đề án). Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng và Phó Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính Ngô Quang Phát chủ trì Hội thảo.
Ngày 04/10/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 03 - 07/10/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Phạm Thị Thanh Trà đã Hội đàm song phương với Bộ trưởng Bộ Công vụ, đơn giản hóa và chuyển đổi dịch vụ công nước Cộng hòa Pháp.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 435/TB-VPCP ngày 25/9/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.