Do không có điều kiện trang bị hệ thống bảo quản nông sản, những sản phẩm do nông dân các nước đang phát triển làm ra dễ bị hư – đồng nghĩa lợi nhuận của họ cũng giảm. Tin vui là Công ty Wakati (Bỉ) vừa cho ra đời một hệ thống bảo quản nông sản bằng năng lượng Mặt trời (NLMT) giá rẻ, giúp tăng thời gian bảo quản trái cây và rau củ.
Hệ thống Wakati. (Ảnh: Tree Hugger)
Hệ thống tên Wakati có sức chứa lên tới 150kg nông sản được trang bị một tấm pin NLMT công suất 3W ở phía trên. Bên trong, nhóm thiết kế đặt thêm một hệ thống thông gió và cung cấp khoảng 200ml nước/tuần để tạo độ ẩm và duy trì độ tươi ngon cho rau củ.
Theo nhà sáng lập công ty Arne Pauwels, môi trường ẩm ướt do thiết bị tạo ra giúp bảo toàn độ tươi ngon của nông sản sau thu hoạch. Kết quả thử nghiệm khả năng hoạt động của Wakati cho thấy các loại trái cây thường chỉ tươi 1-2 ngày trong thời tiết nóng bức đã có thể giữ tươi đến 10 ngày.
Được biết, sau khi chuyển lô hàng gồm 100 Wakati đầu tiên đến Haiti, Uganda và Afghanistan, công ty của Pauwels đang chuẩn bị sản xuất thiết bị này với số lượng lớn, với chi phí dự kiến là 100 USD/bộ.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.