Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 26/12/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Thấy gì qua thanh tra chuyên đề 2014?


 Trong thời gian qua, tại các địa phương, nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, sử dụng các phương tiện về đo lường như: cân khối lượng, đồng hồ đo điện năng, đồng hồ đo nước sạch, các dụng cụ, thiết bị đo trong y tế (huyết áp kế, nhiệt kế, máy đo điện tim, điện não...) đã diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy X-quang tại các cơ sở y tế chưa bảo đảm các quy định về an toàn bức xạ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước, tính nghiêm minh của luật pháp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và sức khỏe của người dân, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chỉ đạo Thanh tra Bộ và thanh tra các địa phương thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng năm 2014 (sau đây gọi là thanh tra chuyên đề 2014), trong đó tập trung vào việc chấp hành các quy định về đo lường đối với một số phương tiện đo (PTĐ) nhóm 2 (các loại cân khối lượng, thiết bị đo điện, nước, thiết bị đo dùng trong y tế) và an toàn bức xạ đối với cơ sở sử dụng thiết bị X-quang. Vậy chúng ta thấy gì từ kết quả đợt thanh tra chuyên đề 2014?

Gần đây, tình hình vi phạm các quy định pháp luật về đo lường của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trong sử dụng các loại cân khối lượng (cân ô tô, cân bàn, cân đĩa, cân đồng hồ lò xo...), đồng hồ đo điện năng, đồng hồ đo nước sạch, thiết bị đo dùng trong y tế (nhiệt kế, huyết áp kế, máy đo điện tim, máy đo điện não...), trong sử dụng máy X-quang tại các cơ sở y tế gia tăng khá mạnh, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nêu trên, ngày 4.4.2014, Bộ KH&CN đã có Công văn số 1159/BKHCN-TTra gửi các tỉnh/thành phố đề nghị phối hợp với các ngành liên quan triển khai thanh tra diện rộng chuyên đề về 2 lĩnh vực nêu trên.
Để phục vụ công tác thanh tra chuyên đề năm 2014, trong 2 ngày (2 và 6.6.2014), Thanh tra Bộ phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) và Trường Quản lý KH&CN đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho lãnh đạo Sở, thanh tra viên các Sở và cán bộ Chi cục TĐC các tỉnh/thành phố nhằm phổ biến, cập nhật, trao đổi về các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đo lường đối với PTĐ nhóm 2 và hoạt động an toàn bức xạ. Bên cạnh đó, từ 4 đến 26.9.2014, Bộ KH&CN đã thành lập 3 đoàn công tác làm việc tại 9 tỉnh/thành phố các khu vực (phía Bắc, phía Nam và khu vực miền Trung - Tây Nguyên) để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc việc triển khai thực hiện cũng như kịp thời trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Ngoài ra, việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cũng được duy trì thường xuyên. Sự “vào cuộc” của các phương tiện truyền thông một mặt tạo dư luận tốt, góp phần động viên, giám sát đội ngũ trực tiếp tham gia thanh tra, mặt khác tạo áp lực xã hội mạnh mẽ, đấu tranh với các hành vi vi phạm. Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời cùng sự phối hợp, tham gia hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN từ trung ương tới địa phương đã giúp cho công tác thanh tra chuyên đề 2014 đạt hiệu quả cao.
alt
Kiểm định công tơ điện tại Quảng Trị
Kết quả qua các con số 
Qua thanh tra, đã phát hiện 379/702 cơ sở vi phạm quy định về đo lường đối với PTĐ nhóm 2, chiếm 54% và 323 cơ sở vi phạm quy định về an toàn bức xạ đối với sử dụng thiết bị X-quang y tế, chiếm 46%. Cụ thể là:
Vi phạm về đo lường đối với các PTĐ nhóm 2: phổ biến và chiếm đa số là vi phạm quy định về kiểm định PTĐ nhóm 2 với 551/593 lượt, chiếm 93%; vi phạm về đo lường 40 lượt, chiếm 6,7% và về phê duyệt mẫu là 2 lượt, chiếm 0,3%. Tỷ lệ các cơ sở vi phạm về đo lường đối với PTĐ nhóm 2 theo từng loại PTĐ như sau: về cân khối lượng: 115/838 cơ sở (chiếm 13,7%); về đồng hồ đo điện năng: 42/265 cơ sở (chiếm 15,8%) và đồng hồ đo nước lạnh: 82/183 cơ sở (chiếm 44,8%).
Đồng hồ đo nước lạnh: kết quả thanh tra của 11 tỉnh/thành phố (Long An, Cà Mau, Phú Yên, Hậu Giang, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Gia Lai, Vĩnh Long, Cao Bằng, Đắc Lắc, Quảng Trị) cho thấy, 100% số cơ sở sử dụng đồng hồ đo nước lạnh vi phạm quy định về đo lường đối với PTĐ nhóm 2. Hành vi vi phạm phổ biến của các cơ sở này là thời hạn hiệu lực kiểm định đối với đồng hồ nước lạnh. Theo số liệu báo cáo từ 23 địa phương, có 289.346/1.128.469 chiếc hết hiệu lực kiểm định, chiếm tỷ lệ 25,6%. Đặc biệt, tại một số địa phương, tỷ lệ vi phạm này còn cao hơn rất nhiều: Lai Châu và Phú Yên 100% thiết bị đo hết hiệu lực kiểm định, Tiền Giang: 70,3%, Long An: 56,4%, Đồng Tháp: 50%...
Đồng hồ đo điện: theo số liệu từ 63 tỉnh/thành phố, đã phát hiện 42/265 cơ sở sử dụng đồng hồ đo điện năng (chủ yếu của cơ sở kinh doanh điện) vi phạm, chiếm 15,8.
Cân khối lượng: tại 17 địa phương đã phát hiện 963/2.936 cân khối lượng (cân bàn, cân đĩa, cân đồng hồ lò xo, cân ô tô) vi phạm quy định về kiểm định PTĐ (chiếm 32,8%). Một số địa phương có tỷ lệ vi phạm cao như: Phú Yên: 100%, Bà Rịa - Vũng Tàu: 81,7%, Cần Thơ: 74,6%, Quảng Ninh: 72,4%, Lạng Sơn: 68,2%, Hà Nam: 55,6%...
Vi phạm đối với PTĐ nhóm 2 sử dụng tại các cơ sở y tế, có 25,8% số cơ sở vi phạm quy định về đo lường đối với các thiết bị như: nhiệt kế, huyết áp kế, máy đo điện tim, máy đo điện não... Đặc biệt, tại các địa phương như: Phú Yên, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ vi phạm đối với thiết bị huyết áp kế, nhiệt kế, áp kế thở bình oxy lên tới 100%. Qua thanh tra, đã phát hiện số cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế có hành vi vi phạm về an toàn bức xạ là: 323/1.493 cơ sở (chiếm tỷ lệ 21,6%) với số tiền xử phạt 862,3 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu là: vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ cá nhân (152/821 lượt hành vi, chiếm tỷ lệ 18,5%); vi phạm về giấy phép tiến hành công việc bức xạ (82/821 lượt hành vi, chiếm tỷ lệ 10%), vi phạm về kiểm định máy (83/821 lượt hành vi, chiếm 10,1%), vi phạm về đánh giá an toàn phòng chụp (41/821 lượt hành vi, chiếm 5%). Một số địa phương phát hiện được nhiều vi phạm là: Bình Phước (20/27 cơ sở vi phạm, chiếm 74,1%), Khánh Hòa (15/21 cơ sở vi phạm, chiếm 71,4%), Đắc Nông (10/15 cơ sở vi phạm, chiếm 66,7%); Ninh Bình (3/5 cơ sở vi phạm, chiếm 60%), Hậu Giang (7/12 cơ sở vi phạm, chiếm 58,3%), Thừa Thiên - Huế (5/9 cơ sở vi phạm, chiếm 55,6%)...
Cùng với các số liệu khá cụ thể trên, qua thanh tra chuyên đề năm 2014 còn cho thấy một số vấn đề đã nảy sinh như:
Việc đảm bảo quy định về đo lường
Hiện nay, phần lớn số đồng hồ đo nước sạch của các hộ dân được lắp đặt cạnh cổng ra vào bằng cách đào sâu, chôn đổ bê tông hay việc lắp đặt, bảo quản PTĐ tại các cơ sở kinh doanh nước sạch sinh hoạt ở nông thôn chưa đúng quy định (cạnh lối đi, không có hộp bảo vệ, dấu kẹp chì dễ bị mất, bộ phận chỉ thị bị rong rêu, bụi bẩn là đen, mờ...), dẫn tới trong trường hợp thực hiện kiểm định đo lường gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến công tác quản lý. Chưa kể, ở nhiều nơi (kể cả đô thị lớn hay khu vực nông thôn, vùng sâu), đồng hồ nước sạch do người dân mua (điều này là trái với quy định của Chính phủ tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP), gây khó khăn trong việc thực hiện quy định về kiểm định định kỳ đối với loại PTĐ này. Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng nhiễm phèn đối với nước sinh hoạt nên thường sau 5 năm sử dụng, nhiều đồng hồ nước sạch bị sai lệch hoặc hư hỏng, việc tháo dỡ mang đi kiểm định thường là khó thực hiện.
Đối với đồng hồ đo điện (công tơ điện)
Các cơ sở kinh doanh điện (đối tượng quản lý sử dụng) hầu hết là các công ty lớn có lượng khách hàng đông, mỗi cơ sở chịu trách nhiệm quản lý hàng trăm, hàng nghìn công tơ điện các loại. Việc kiểm định đồng hồ điện thường được các cơ sở thực hiện theo phương thức “cuốn chiếu” song thường tồn đọng một lượng khoảng 10-15% tổng số đồng hồ điện đang sử dụng (dùng để bán điện cho khách hàng) đã hết hiệu lực kiểm định (chưa kể các chủ nhà trọ, một số cá nhân đấu thầu bán điện cho người dân ở một số vùng xa thành phố, các công tơ điện này không được kiểm định mà chưa được quản lý).
Đối với cân khối lượng
Phần lớn đối tượng sử dụng cân khối lượng thuộc các hộ kinh doanh tại các chợ đô thị. Những đối tượng này hiểu biết về pháp luật đo lường rất “lơ mơ” dẫn tới thường xuyên vi phạm trong thực hiện về kiểm định PTĐ theo quy định. Một số cơ sở sử dụng cân ô tô, khi kiểm tra không xuất trình được giấy chứng nhận phê duyệt mẫu với các lý do như: nhà sản xuất không giao giấy chứng nhận phê duyệt mẫu cho cơ sở khi bán và lắp đặt cân nhưng PTĐ này vẫn được kiểm định (do cơ sở kiểm định ngoài tỉnh thực hiện); khi cấp giấy chứng nhận kiểm định không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại... gây khó khăn cho công tác thanh tra và xử lý vi phạm.
Hiện chưa có quy định chặt chẽ về lập, lưu giữ hồ sơ phê duyệt mẫu nên việc quản lý, thanh, kiểm tra gặp nhiều khó khăn và chưa có chế tài xử phạt đối với những đơn vị không thực hiện. Bộ KH&CN đã thực hiện phê duyệt mẫu cho một số cơ sở nhập khẩu hoặc sản xuất PTĐ song các cơ sở này chỉ thực hiện nhập khẩu một vài lần hoặc sản xuất với số lượng rất ít, sau đó dừng nên đoàn thanh tra không tiến hành xem xét được việc ghi nhãn vì không còn mẫu PTĐ.
Đối với PTĐ sử dụng trong y tế
Các thiết bị y tế thuộc danh mục PTĐ nhóm 2 (như: huyết áp kế, nhiệt kế, máy điện tim, điện não) hiện đang được sử dụng tại các cơ sở y tế là do cấp phát và hầu như chưa được kiểm định ban đầu. Chất lượng đầu vào chưa được kiểm soát chặt chẽ nên khi được phân phối, trang bị cho các đơn vị y tế, các sản phẩm này chưa được kiểm tra, giám sát về chất lượng theo quy định của Nhà nước. Qua thanh tra cho thấy, quy định kiểm định PTĐ đã không được các cơ sở y tế tuân thủ, thể hiện qua tình trạng tại một số tỉnh đã có tới 100% PTĐ y tế thuộc danh mục PTĐ nhóm 2 hết hiệu lực kiểm định (Gia Lai, Phú Yên, Thanh Hóa...), thậm chí có địa phương, xấp xỉ 99% PTĐ (huyết áp kế, máy đo điện tim, máy đo điện não, cân sức khỏe) hết hiệu lực kiểm định nhưng vẫn sử dụng để khám chữa bệnh.
Một số đề xuất
Để việc thực hiện các quy định của Nhà nước của các cá nhân/cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
Đối với Sở KH&CN: chỉ đạo Chi cục TĐC hàng năm có kế hoạch kiểm tra về đo lường đối với các PTĐ nhóm 2 trong các cơ sở y tế nhằm đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt sự phối hợp giữa Sở KH&CN và Sở Y tế trong công tác thanh tra, kiểm tra về đo lường đối với PTĐ nhóm 2 và an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về đo lường cho các tổ chức cá nhân sử dụng các loại cân khối lượng, đồng hồ đo điện, đo nước, thiết bị đo dùng trong y tế thuộc danh mục PTĐ nhóm 2 tại địa phương để các cơ sở chấp hành nghiêm túc pháp luật về đo lường.
Đối với UBND các tỉnh/thành phố: chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành yêu cầu các doanh nghiệp công trình đô thị, các huyện/thị xã thực hiện điều 49, 50 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11.7.2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch quy định về trách nhiệm trang bị và kiểm định đồng hồ đo nước của đơn vị cung cấp nước cho khách hàng, đảm bảo đồng hồ đo nước của khách hàng đang sử dụng đều được kiểm định theo quy định của pháp luật. Tăng cường năng lực kiểm định kỹ thuật cho Sở KH&CN các tỉnh/thành phố để có thể chủ động thực hiện kiểm định đối với các loại PTĐ được sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở địa phương theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý trên địa bàn.
Đối với Bộ KH&CN: 1) Cần quy định rõ số lượng PTĐ phải kiểm định đối chứng; thời gian kiểm định đối chứng cũng như có quy định về tần suất kiểm định đối với các loại thiết bị bức xạ không sử dụng trong y tế (thiết bị phát tia X dùng kiểm tra hành lý, thiết bị phát tia X chụp ảnh công nghiệp, thiết bị phát tia X dùng trong nghiên cứu và chiếu xạ...); 2) Xem xét bổ sung chế tài xử lý hành chính đối với hành vi không lập/lưu giữ hồ sơ phê duyệt mẫu PTĐ nhóm 2 của tổ chức, cá nhân sử dụng PTĐ nhóm 2; 3) Việc xử lý hành vi vi phạm không kiểm định định kỳ, không đạt yêu cầu về kỹ thuật đo lường đối với các cơ sở sử dụng đồng hồ đo điện năng, đồng hồ nước sạch theo quy định tại các điểm a, b và d Khoản 1 Điều 10 Nghị định 80/2013/NĐ-CP là quá thấp nên chưa đủ sức răn đe, vì vậy, để đảm bảo sự cân đối với chế tài cho các vi phạm khác, đồng thời có tính răn đe đối với đối tượng vi phạm, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn; 4) Trong thời gian gần đây, việc sử dụng cân ô tô nảy sinh khá nhiều vi phạm được dư luận quan tâm, các văn bản quản lý hiện hành còn nhiều bất cập, trong khi giá trị cân ô tô và tần suất sử dụng ô tô lớn, hậu quả của hành vi vi phạm xe vượt trọng tải không chỉ làm hư hỏng hệ thống đường giao thông mà còn dẫn tới nguy cơ gây tai nạn. Do đó, trong thời gian tới, đề nghị Bộ KH&CN tổ chức thanh tra chuyên đề đối với cân (tấn) ô tô trên phạm vi toàn quốc.
Có thể nói, thanh tra diện rộng chuyên đề năm 2014 đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo kỷ cương pháp luật trong sản xuất, kinh doanh cũng như hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh, góp phần tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm và nề nếp quản lý nhà nước về đo lường đối với PTĐ nhóm 2 và an toàn bức xạ đối với cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế. Hy vọng rằng, với các kết quả đạt được, trên cơ sở các kiến nghị, cơ quan chức năng sẽ thực hiện bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp và kịp thời nhằm góp phần thúc đẩy công tác quản lý trong lĩnh vực này ngày càng hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân/tổ chức tham gia cũng như sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.
 
Lượt xem: 143



BÀI VIẾT KHÁC
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 21/01/2024
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Ngày 21/01/2024
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/07/2023
test
test

Ngày 13/07/2020
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0