Với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh vào các lĩnh vực trong cuộc sống, Viện Nghiên cứu công nghệ Plasma đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập.
Viện Nghiên cứu công nghệ Plasma (ARIPT) chính thức thành lập vào ngày 22 tháng 4 năm 2020 theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số C-05/2020/ĐK-KH&CN do Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp. Sự ra đời của ARIPT đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một tổ chức khoa học công nghệ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các ứng dụng của công nghệ Plasma.
Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, các nước tiên tiến trên thế giới đã tập trung nhiều nguồn lực cho nghiên cứu ứng dụng Plasma trong các lĩnh vực như y sinh, hóa học, nông nghiệp, hay công nghiệp. Công nghệ Plasma, đặc biệt là công nghệ Plasma lạnh, được đánh giá có khả năng vượt qua các giới hạn mà công nghệ khác khó đạt được với đích đến cuối cùng là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả năng lượng, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công nghệ Plasma tạo nên giá trị phát triển lâu dài, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Viện Nghiên cứu Công nghệ Plasma ra đời với định hướng nghiên cứu chuyên sâu về ứng dụng của plasma lạnh.
Tại Việt Nam, công nghệ Plasma lạnh đang dần được biết đến rộng rãi với những ứng dụng trong lĩnh vực y tế đã được kiểm chứng hiệu quả. Một số tổ chức KH&CN đã bắt đầu có những nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng công nghệ Plasma nói chung và plasma lạnh nói riêng vào khoa học vật liệu và môi trường. Với mục tiêu mở rộng hơn nữa các nghiên cứu ứng dụng về công nghệ Plasma lạnh và đưa các nghiên cứu đó đến gần với cuộc sống hơn nữa, Viện Nghiên cứu công nghệ Plasma đã được thành lập.
Mục tiêu hoạt động chính của Viện Nghiên cứu công nghệ Plasma là thực hiện các hoạt động nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực vật lý plasma và chất lỏng; các hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ; tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; các hoạt động sản xuất và dịch vụ thương mại hóa sản phẩm là kết quả nghiên cứu nhằm phát huy tối đa giá trị ứng dụng của Vật lý Plasma và chất lỏng.
Có thể nói, Viện Nghiên cứu công nghệ Plasma được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng vào việc khai thác sự vượt trội của công nghệ Plasma lạnh, từ đó tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng cũng như là sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ngọc Lan
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.