Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch chè theo phương pháp IPM ở xã Đồng Xuân.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thanh Ba đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Là một trong những xã đầu tiên của huyện Thanh Ba được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, giờ đây ai đi qua Đông Thành cũng ấn tượng với những tuyến đường rộng rãi, sạch đẹp, không còn những con đường nắng bụi lầm, mưa trơn trượt, lầy lội như gần chục năm trước đây.
Đồng chí Vi Văn Khối - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Ngay khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, xã đã xác định mục tiêu đầu tiên là cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, liên xã, giao thông, kênh mương nội đồng để phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Xã đã tập trung vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng dân cư về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình xây dựng NTM, từ đó tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân, cùng góp công sức thực hiện các tiêu chí NTM.
Ở xã Đỗ Xuyên, cấp ủy Đảng và chính quyền vận động người dân đẩy mạnh việc dồn đổi ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn liền vùng, liền khoảnh, cùng trà, cùng giống nên hạn chế được tình trạng sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị trên một diện tích. Bên cạnh đó, xã còn khuyến khích bà con phát triển nghề đan lát, giúp đời sống của người dân được nâng lên đáng kể. Ông Hà Ngọc Nhạ ở khu 4 cho biết: “Nhờ dồn đổi ruộng đất, sản xuất nông nghiệp của chúng tôi đỡ vất vả hơn, thuận tiện trong việc sử dụng cơ giới nên thu nhập được cải thiện, có thêm kinh phí ủng hộ địa phương trong nhiều chương trình do chính quyền vận động”.
Người dân ở xã Đông Lĩnh sản xuất cây giống cung cấp cho địa phương phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Cuộc sống của người dân Thanh Ba chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, vì vậy xuất phát điểm để xây dựng chương trình của các địa phương thấp. Sau khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, nhiều phong trào mới như phấn đấu nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo; chỉnh trang nhà ở; làm đường giao thông nông thôn; vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thu gom, xử lý rác thải… được tổ chức thực hiện và đi vào nền nếp, vừa tạo khí thế phấn khởi cho nhân dân, vừa nuôi dưỡng sức dân và được lòng dân, khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, tạo nhân tố quyết định thành công của chương trình. Bà con nhiệt tình đóng góp tiền của, công sức để thực hiện các tiêu chí, do đó hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng và nâng cấp. Nhiều mô hình kinh tế được xây dựng có hiệu quả, đang từng bước được nhân rộng như trồng cây ăn quả ở xã Đông Thành, trồng rau an toàn ở xã Thanh Hà, trồng hoa ở xã Đại An, phát triển chè sạch IPM ở xã Đồng Xuân..., góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tính đến hết tháng 11 năm 2018, huyện Thanh Ba có 8/26 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 5 xã đã hoàn thành mọi tiêu chí đang đề nghị Hội đồng thẩm định của tỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh công nhận; 13 xã còn lại đã đạt từ 11 đến 15 tiêu chí. Toàn huyện có 244 khu dân cư, trừ 90 khu thuộc các xã đã đạt chuẩn thì năm 2018 có thêm 35 khu đạt chuẩn NTM. Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của các đoàn thể xã hội, sự tham gia nhiệt tình của người dân, tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ông Hà Anh Tuấn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Ngay từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đều coi đây là chương trình trọng điểm, phải quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mọi công việc phải được đưa ra bàn bạc rộng rãi, công khai minh bạch, có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp. Huyện đã xây dựng kế hoạch, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát các xã thực hiện để đảm bảo tính dân chủ, phát hiện những lệch lạc để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Do đó, đã tạo được sự tin tưởng, đoàn kết và ủng hộ của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.
Với những kinh nghiệm đó, Thanh Ba đang nỗ lực để tiếp tục triển khai xây dựng NTM thành công ở các xã còn lại.
Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Sáng ngày 10/01, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế viên nang hỗ trợ bảo vệ gan từ một số dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện nghiên cứu Ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.
Ngày 7/1/2025, Khối Thi đua Văn hóa - Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác và phát động phong trào thi đua năm 2025
Ngày 6/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành khoa học và công nghệ. Đồng chí Nguyễn Duy Anh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH&CN dự và chủ trì Hội nghị.
Chiều ngày 02/01/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Ứng dụng triển khai kỹ thuật giám sát nồng độ thuốc trong máu và định liều chính xác Vancomycin theo tiếp cận Bayesian tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.