Sáng ngày 27/2, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030: Tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận Chuối Phú Thọ cho sản phẩm chuối của tỉnh Phú Thọ. Dự án do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì thực hiện. Thạc sĩ Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch Hội đồng.
Thạc sĩ Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị
Tỉnh Phú Thọ có địa hình và các tiểu vùng khí hậu đa dạng thuận lợi cho sản xuất chuối và cây chuối được xác định là cây thế mạnh của tỉnh, tổng diện tích trồng chuối hiện có trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt 3.466 ha, năng suất trung bình đạt 257,1 tạ/ha, sản lượng (ước năm 2023) đạt 89.121 tấn, với các giống chuối chính là chuối tiêu (tiêu xanh, tiêu hồng), chuối tây và một số giống chuối địa phương (chuối phấn vàng)... Đã hình thành 33 vùng sản xuất chuối tập trung với diện tích đạt 1079 ha, trong đó 2 vùng đặc sản chuối phấn vàng có diện tích khoảng 380 ha ở xã Tân Lập và Tân Minh, huyện Thanh Sơn. Hiện có 9 cơ sở được cấp mã số vùng trồng tại các huyện Lâm Thao, Hạ Hòa, Tam Nông và Cẩm Khê phục vụ xuất khẩu (04 mã số vùng trồng xuất khẩu sang EU, 05 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc) và 01 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu chuối sang Trung Quốc; Hiện có 06 mã vùng trồng nội tiêu với 124 ha.
Thạc sĩ Vũ Xuân Khiêm - Chi cục Trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chủ nhiệm dự án phát biểu tại Hội nghị
Trước đây, cây chuối thường chỉ được người dân trồng nhằm tận dụng những diện tích đất trống để phục vụ sinh hoạt trong gia đình, hay làm thức ăn cho gia súc, nên chưa được đầu tư chăm sóc, thâm canh trở thành hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế, thu nhập cao cho người dân. Trong những năm gần đây, cây chuối đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ một số mô hình trồng chuối hàng hóa, có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ đó cho thấy tiềm năng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đối với loại cây này. Tuy nhiên, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá tại địa phương nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn; người tiêu dùng trong cả nước vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm chuối của tỉnh Phú Thọ, sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, tạo niềm tin của người tiêu dùng, … Chính vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Chuối Phú Thọ” là rất cần thiết.
Mục tiêu chung của dự án là đưa sở hữu trí tuệ như một công cụ hữu hiệu để phát triển bền vững kinh tế và đời sống xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp; Góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu chuối Phú Thọ, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, quốc tế, góp phần nâng cao hình ảnh, duy trì danh tiếng sản phẩm chuối của tỉnh Phú Thọ; Góp phần nâng cao đời sống người dân, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Tại Hội nghị, sau khi nghe cơ quan chủ trì trình bày thuyết minh dự án, các thành viên Hội đồng đã có những nhận xét, đánh giá và yêu cầu cơ quan chủ trì chỉnh sửa một số nội dung theo ý kiến của các thành viên Hội đồng. Kết luận tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng đã thống nhất kiến nghị Giám đốc Sở KH&CN phê duyệt cho triển khai thực hiện dự án.
Dự án được triển khai không chỉ để bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm chuối Phú Thọ và các sản phẩm được chế biến từ chuối mà việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm này còn tạo điều kiện để người dân khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu vốn có của địa phương, làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân trồng chuối, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chuỗi sự kiện diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 26-28/11/2024) tại TP Hải Phòng với nhiều hoạt động gồm: Lễ khai mạc TECHFEST Việt Nam 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phẩm/dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam...
Nếu như cách đây hơn chục năm, Phú Thọ vẫn trong tốp các tỉnh khó khăn, còn tồn tại các vùng lõm, “vùng trắng” về sóng điện thoại di động cũng như nghèo về hạ tầng số, thì đến nay, tỉnh đang là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số, nhất là sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng về hạ tầng số cùng những tiện ích đi kèm phục vụ Nhân dân.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua ba cuộc chuyển đổi lớn - công nghệ, xanh và trí tuệ nhân tạo (AI) - Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng chảy đó. Đặc biệt, trong thời đại của chuyển đổi số, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên quý giá và là yếu tố quyết định để quốc gia vươn mình phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua ba cuộc chuyển đổi lớn - công nghệ, xanh và trí tuệ nhân tạo (AI) - Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng chảy đó. Đặc biệt, trong thời đại của chuyển đổi số, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên quý giá và là yếu tố quyết định để quốc gia vươn mình phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới