Các đội tìm kiếm máy bay mất tích MH370 lần đầu tiên đưa một chiếc tàu ngầm robot vào phục vụ tìm kiếm.
Người đứng đầu nhiệm vụ tìm kiếm Úc Angus Houston cho biết tàu ngầm không người lái Bluefin-21 của Hải quân Mỹ sẽ được đưa xuống đáy Ấn Độ Dương ngay khi có thể để tìm kiếm hộp đen của MH370.
Các đội tìm kiếm đang sử dụng một thiết bị định vị tín hiệu ping để dò các tín hiệu từ chiếc hộp đen của chiếc máy bay mất tích hôm 8/3 của hãng hàng không Malaysia – Malaysia Airlines – cùng với 239 con người trên máy bay.
Nhưng kể từ hôm 8/4 đến nay, đội tìm kiếm đã không nghe thấy được bất kỳ tín hiệu mới nào trong lúc có quan ngại pin của chiếc hộp đen có thể đã cạn kiệt và rất ít có khả năng tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay trôi nổi trên biển.
Cuộc tìm kiếm hiện nay phụ thuộc vào thiết bị tự động dưới nước tinh vi của Mỹ - Blue-fin 21. Chiếc tàu ngầm tự động này sẽ tìm kiếm ở độ sâu 4,5km dưới đáy biển.
Các nhân viên tìm kiếm tin tưởng họ biết khoảng vị trí của chiếc hộp đen của chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 – cách Perth (Úc) về phía Tây Bắc khoảng 1.550km, và đang tiến về phía vị trí của bốn tín hiệu được tin là từ hộp đen MH370 phát ra.
Do pin hộp đen nay có thể đã cạn kiệt, các nhân viên tìm kiếm sẽ chỉ còn dựa vào các cảm biến âm và camera của Bluefin-21.
Hộp đen của máy bay là thiết bị ghi lại dữ liệu từ buồng lái và các cuộc hội thoại giữa phi hành đoàn và có thể cung cấp các câu trả lời cho câu hỏi điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay bị mất tích MH370.
Robot Bluefin-21 sẽ sử dụng cảm biến âm (sonar) tinh vi của mình để thiết lập bản đồ âm thanh chi tiết về khu vực cần tìm kiếm. Nếu nó dò ra được chiếc hộp đen, nó sẽ được đưa trở lại để chụp hình ở trong điều kiện ánh sáng dưới nước cực thấp.
Thiết lập một bức hình cần thiết từ hàng ngàn bức ảnh độ nét cao trong bóng tối dưới biển có thể là một nhiệm vụ lâu dài và phức tạp. Ông Houston nhấn mạnh về độ sâu và điều kiện ánh sáng dưới đáy đại dương.
Các quan chức hiện đang tập trung tìm kiếm ở khu vực có diện tích khoảng một thành phố cỡ trung bình – 600km2 – và nói có thể mất nhiều tháng trời để robot tàu ngầm này quét và lập bản đồ toàn bộ khu vực tìm kiếm.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.