Ngày 17/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức lớp tập huấn nhằm phổ biến các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ; nâng cao kiến thức, các kỹ năng trong quá trình đăng ký xác lập, thực thi quyền Sở hữu trí tuệ.
Tới dự và khai mạc lớp tập huấn có đồng chí Chu Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Sở; Lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; đại diện các địa phương, tổ chức, Hợp tác xã và doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Chu Thị Bích Thủy-Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biêu chỉ đạo hội nghị
Chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ, đồng chí Nguyễn Trung Hiếu đã chia sẻ một số chuyên đề quan trọng về Sở hữu trí tuệ như: Phổ biến nội dung Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các nội dung về Sở hữu công nghiệp; Phổ biến các điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu và một số lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu; Hướng dẫn bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ và các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ.
Thời gian qua Chương trình hỗ trợ phát triển Tài sản trí tuệ của tỉnh Phú Thọ đã đạt một số kết quả nổi bật, đó là: Xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm bưởi quả đặc sản Đoan Hùng; Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận chè Phú Thọ; nhãn hiệu chứng nhận Vải Hùng Long, Bánh sắn… và nhiều sản phẩm đặc trưng, có lợi thế, sản phẩm OCOP được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Các sản phẩm sau khi được xác lập, bảo hộ SHTT đã phát huy được hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh và danh tiếng trên thị trường. Quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm từng bước được mở rộng; nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất, chế biến được kiểm soát; bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.
Nội dung tập huấn đã thu hút sự quan tâm, thảo luận, trao đổi của các đại biểu và học viên vì đó là các vấn đề các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, Hợp tác xã đang thực hiện và còn nhiều vấn đề cần nắm rõ để thực thi, để bảo hộ cho sản phẩm trí tuệ của mình.
Quang cảnh Hội nghị
Hội nghị tập huấn giúp các cá nhân, tổ chức, hợp tác xã được trang bị kiến thức cơ bản về SHTT, nhận thức rõ hơn vai trò của SHTT để từ đó không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về bảo hộ SHTT, xây dựng thương hiệu trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh.
Bích Hạnh
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Liên kết trang
0
2
0