Trong những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo đã và đang mang lại những bước phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ thiết thực đời sống của người dân. Trong bối cảnh đó, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trên địa bàn tỉnh cũng đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Tọa đàm “Kết nối Hệ sinh thái KNĐMST Trung du và miền núi phía Bắc 2019”
Hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, cung cấp các giải pháp marketing cho doanh nghiệp, Công ty Đào tạo và Truyền thông BAV được xếp thứ 13 trong 100 doanh nghiệp khởi nghiệp xuất sắc nhất toàn quốc năm 2019. Anh Hoàng Quốc Việt - Giám đốc Công ty cho biết: Trong thời gian qua, tôi đã được tham dự một số hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình khởi nghiệp và giao lưu với các chuyên gia, cố vấn về KNĐMST; được cung cấp những kiến thức về khởi nghiệp, giao lưu với các tấm gương khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh. Qua đó đã giúp tôi tự tin hơn, có thể lường trước được những khó khăn sẽ trải qua trong quá trình KNĐMST cũng như biết nắm bắt cơ hội để đầu tư. Từ đó dẫn dắt công ty bước đầu đạt được những thành công nhất định.
Có thể nói, trong 2 năm 2018 - 2019, thực hiện chương trình Hệ sinh thái KNĐMST, trên địa bàn tỉnh đã triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông và đào tạo, kết nối các nhà khởi nghiệp sáng tạo trẻ với các huấn luyện viên và cố vấn của trung ương, khu vực và của tỉnh về hoạt động khởi nghiệp. Gần 10 buổi hội thảo và đào tạo chia sẻ kiến thức, tập huấn về KNĐMST đã được tổ chức tại Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái.
Bà Trần Thị Bích Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Thông tin (Sở KH&CN) - cố vấn của Hệ sinh thái KNĐMST cho biết: Chúng tôi đã cử những cán bộ đến từ nhiều thành phần như doanh nghiệp, trường đại học, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm của Sở KH&CN tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu để trở thành các cố vấn/huấn luyện viên trong hệ sinh thái của tỉnh. Những cố vấn/huấn luyện viên này được kì vọng sẽ có vai trò lan tỏa rộng hơn tinh thần khởi nghiệp trước hết ở cơ sở của họ, sau đó sẽ hoạt động ở các tỉnh phía Bắc và hình thành mạng lưới hỗ trợ tại đây. Họ sẽ là những người đi theo hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong dài hạn.
Năm 2019, Sở KH&CN đã tổ chức lớp đào tạo mạng lưới cố vấn huấn luyện viên cho Hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Phú Thọ
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc hỗ trợ Hệ sinh thái KNĐMST tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Tại kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 thu hút được 15 đến 20 tỷ đồng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; hỗ trợ phát triển tối thiểu 10 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đến năm 2025 thu hút được 50 đến 60 tỷ đồng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh.
Ngày 14/12/2019, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND về “Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025”.
Theo ông Trương Quốc Chính - Phó Giám đốc Sở KH&CN: Đây là chính sách phù hợp với thực tế của tỉnh nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Từ những chính sách của tỉnh, các sở, ngành đã chủ động đề xuất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp lý, giải đáp thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn, kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phú Thọ hiện có 52.165 cán bộ khoa học và kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên; 72 cơ quan, đơn vị, tổ chức nghiên cứu, đào tạo và các đơn vị triển khai dịch vụ KHCN. Thời gian qua UBND tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nhiều đề tài, dự án KHCN được nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất. Đã xác lập và quản lý quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm bưởi Đoan Hùng, tương Dục Mỹ; đang triển khai xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho một số sản phẩm khác như nhựa Sơn Đỏ Tam Nông, gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung. Trên địa bàn tỉnh đã có 11 phòng thử nghiệm và thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đây là những điều kiện thuận lợi để Phú Thọ hình thành 1 Hệ sinh thái KNĐMST tại tỉnh với sự tham gia của các cơ quan đơn vị liên quan, sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu, Hội doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và các nhà đầu tư.
Theo phutho.gov.vn
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0