Ngày 25.6.2014, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã tổ chức Lễ khởi động dự án “Tăng cường xây dựng nông thôn qua phát triển chỉ dẫn địa lý ở cấp khu vực ở châu Á”. Tham dự buổi Lễ có đại diện Đại sứ quán Pháp và Tổ chức FAO tại Việt Nam.
Chỉ dẫn địa lý đang phát triển nhanh, trở thành một công cụ quan trọng đối với thương mại, phát triển nông thôn, giữ gìn bí quyết truyền thống cũng như phát triển chuỗi giá trị, quảng bá sản phẩm và phát triển du lịch. Hiện nay, ở khu vực ASEAN đã có hơn 120 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xếp thứ 2 sau Thái Lan). Dự án “Tăng cường xây dựng nông thôn qua phát triển chỉ dẫn địa lý cấp khu vực ở châu Á” có kinh phí hơn 2 triệu USD, được thực hiện trong 3 năm tại 4 quốc gia (Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam), với mục tiêu nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân thông qua phát triển chuỗi giá trị chỉ dẫn địa lý, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao sự công nhận chỉ dẫn địa lý của người tiêu dùng. Dự án cũng sẽ tận dụng những kinh nghiệm về phát triển chỉ dẫn địa lý của khu vực bằng việc tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, xây dựng mạng lưới liên kết khu vực nhà nước và tư nhân nhằm cho phép bảo hộ và quảng bá tốt hơn các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ra thị trường khu vực và quốc tế.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Việt Nam, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Tạ Quang Minh khẳng định: là một nước có truyền thống về nông nghiệp, có các yếu tố đặc trưng về tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, danh tiếng và giá trị kinh tế cao. Việc sử dụng hợp lý chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần nâng cao hơn nữa giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững cho khu vực nông thôn.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.