Thông tư nêu rõ, Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Giải thưởng) là Giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức định kỳ 03 năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ của Việt Nam hội nhập và phát triển.
Thông tư 18/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Điều 7. Tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng.
Theo đó, nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1- Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
2- Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Được thực hiện tại Việt Nam;
b) Được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ít nhất 1 năm và không quá 7 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng;
c) Được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước;
3- Có đóng góp quan trọng nhất đối với kết quả nghiên cứu cơ bản nêu tại khoản 2 trên.
4- Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ.
Cơ cấu Giải thưởng Tạ Quang Bửu
Bên cạnh đó, Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về cơ cấu Giải thưởng. Theo đó, Giải thưởng Tạ Quang Bửu có tối đa 5 Giải thưởng chính, trong đó không quá 3 giải thưởng đối với nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp hoặc nhóm lĩnh vực khoa học xã hội; khoa học nhân văn.
Tối đa 3 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ). Trong đó không quá 2 giải thưởng đối với các nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp hoặc nhóm lĩnh vực khoa học xã hội; khoa học nhân văn.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2023.
Theo most.gov.vn
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0