Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) sẽ áp dụng với toàn bộ các tỉnh/thành phố trong cả nước, dự kiến đưa vào triển khai từ tháng 12 năm nay.
Thông tin được ông Trần Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ), đơn vị xây dựng và triển khai bộ chỉ số, chia sẻ chiều 5/4. Ông cho biết, năm 2023 bộ chỉ số PII được đánh giá áp dụng trên phạm vi toàn quốc, các tỉnh/thành phố đều tham gia xếp hạng. "Hiện các chuyên gia WIPO vẫn tiếp tục đánh giá các chỉ số để xem xét chỉ số nào không tương thích hoặc độ tương đồng, dự kiến hoàn thành công bố xếp hạng vào tháng 12", ông nói.
Đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho các đơn vị địa phương triển khai, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ trong việc tìm hiểu phương pháp, cách tính toán, ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng và cách thức thu thập, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá, xếp hạng.
Sau đánh giá kết quả xây dựng và thử nghiệm, các chuyên gia tiếp tục cập nhật thay đổi chỉ số thành phần cho phù hợp. Việc điều chỉnh các chỉ số PII cũng tương tự như cách Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thực hiện hàng năm, nhằm phù hợp bối cảnh phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ gần đây, GII đưa chỉ số phát triển sản phẩm số hoặc sản phẩm sáng tạo trên môi trường số trở thành một trong chỉ số đầu ra quan trọng để đánh giá chỉ số mỗi quốc gia. Với PII cũng sẽ cân nhắc một số chỉ số đầu vào như trường đại học, nhân lực nghiên cứu hoặc nguồn lực doanh nghiệp để phù hợp với các địa phương.
Nhóm nghiên cứu của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chế tạo thiết bị bay không người lái.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho hay, Bộ đã báo cáo Chính phủ trong giao nhiệm vụ cùng các địa phương triển khai đánh giá trong năm 2023 ở phạm vi toàn quốc. Khung chỉ số PII sẽ được xây dựng mang tính tương đồng hơn để phù hợp điều kiện, tiềm lực địa phương. "Đổi mới sáng tạo không chỉ có các hoạt động nghiên cứu tại trường đại học, còn nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ ở mức thực tiễn hơn nữa như nâng cao hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa".
PII sẽ là công cụ để mỗi tỉnh/thành phố soi chiếu được chi tiết góc độ ở các khía cạnh đầu ra, đầu vào, xác định rõ điểm mạnh, yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết từ đó điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Các chỉ số cơ bản của GII và PII. Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Đánh giá thử nghiệm năm 2022 cho thấy, Hà Nội dẫn đầu với điểm số cao nhất 61.07. Tiếp theo gồm Đà Nẵng (56.69, xếp thứ 2); TP HCM (52.27, xếp thứ 3); Quảng Ninh (49.97, xếp thứ 4) và Hải Phòng (47.61, xếp thứ 5). Bên cạnh điểm số và xếp hạng, kết quả từng chỉ số, nhóm chỉ số và trụ cột của mỗi địa phương cũng được chỉ rõ.
Chia sẻ với VnExpress, đại diện Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, cho hay Hà Nội có những số liệu vượt trội so với các tỉnh thành khác, ví dụ số lượng đăng ký sáng chế. Trong nước, lượng sáng chế của Hà Nội hay TP HCM lên tới hàng nghìn, trong khi các tỉnh khác chỉ là hàng chục hoặc đếm trên đầu ngón tay.
Hà Nội có nhiều lợi thế như đặc điểm điều kiện kinh tế phát triển, tập trung các trường đại học viện nghiên cứu, các khu công nghiệp, công nghệ cao. Tuy nhiên bảng xếp hạng cũng chỉ ra 5 điểm yếu của Hà Nội như số doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự hay cơ sở hạ tầng chung đều có thứ hạng thấp... Cụ thể, Hà Nội một số chỉ số xếp thấp như chi cho giáo dục (xếp thứ 18), cơ sở hạ tầng chung (xếp thứ 16/18) tỷ lệ trường THCS/THPT có đào tạo STEM/STEAM xếp thứ 16/18.
"Với khung chỉ số đổi mới sáng tạo, ngay cả với bộ chỉ số GII toàn cầu, không chỉ đơn thuần là vấn đề về khoa học công nghệ đổi mới mà còn nhiều khía cạnh khác", lãnh đạo viện lý giải và nói thêm nếu Hà Nội muốn mạnh và toàn diện có thể khắc phục các điểm yếu.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn nhìn nhận, thông qua số liệu về đo lường, đánh giá từ bộ chỉ số, Hà Nội có được tầm nhìn tổng thể, đa ngành, đa lĩnh vực về năng lực đổi mới sáng tạo của địa phương. Hà Nội có thể nhận diện được các vấn đề cần chú trọng để chỉ đạo, điều hành trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp, giải pháp thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo.
Ông Sơn gợi ý, các địa phương cần tìm hiểu kỹ phương pháp, cách tính toán, ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng và cách thức thu thập, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá, xếp hạng. Trên cơ sở đặc thù của địa phương có thể kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, điều chỉnh những chỉ số, trọng số, cách tính phù hợp. Bên cạnh đó tỉnh, thành cần phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm của từng nơi.
Bộ chỉ số thử nghiệm PII được xây dựng theo phương pháp của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII nhưng cơ cấu chỉ có 51 chỉ số để phù hợp với các địa phương.
Theo Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, giống như nhiều bộ chỉ số khác, PII sẽ được tinh chỉnh hàng năm hoặc cân nhắc chỉ số cho các năm tiếp theo. Thứ hạng của các địa phương trong PII mang tính chất tạo nên bức tranh tổng thể để mỗi địa phương có cái nhìn toàn diện và tìm ra định hướng riêng phù hợp với từng lợi thế, điểm mạnh yếu khác nhau mỗi tỉnh.
Theo vnexpress.net
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.