Sáu xu hướng ảnh hưởng tới các thư viện trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Quản lý dữ liệu nghiên cứu, nâng cao trải nghiệm người dùng, bạn đọc là nhà sáng tạo, tái cấu trúc không gian thư viện, cộng tác liên thư viện, mạng xã hội và các thiết bị di động là sáu xu hướng được ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia nhận định có thể ảnh hưởng tới việc tăng cường ứng dụng công nghệ tại các thư viện Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại Hội nghị lần thứ 16 Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin KH&CN được tổ chức vào ngày 28-29/6/2018 tại thành phố Đà Nẵng với chủ đề: “Hợp tác phát triển nguồn tin KH&CN trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia đã phân tích sự tác động, vai trò và thách thức đối với các thư viện Việt Nam trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.
Thư viện là thiết chế văn hoá, giáo dục giúp cung cấp tri thức cho quá trình học tập, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của mọi người dân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc trưng là nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng phát triển mạnh mẽ của các công nghệ số - công nghệ sinh học - công nghệ vật lý có nhiều tác động tới hoạt động thư viện. Trong lĩnh vực công nghệ số, sự phát triển và ứng dụng của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things) hay Trí tuệ nhân tạo (AI) hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ thông tin tới người dùng. Các công trình khoa học được xuất bản và cung cấp đến tay người đọc một cách nhanh hơn, với nhiều tiện ích phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu. Xu thế tự xuất bản và truy cập mở cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, có tác động không nhỏ đến cách thức người dùng tiếp cận và sử dụng thông tin.Vai trò và vị trí của các thư viện trong môi trường học tập và nghiên cứu hiện nay đã có nhiều thay đổi, và các thư viện phải nhận thức một cách đầy đủ những thay đổi này để xác định cho mình chiến lược phát triển phù hợp.
Trước bối cảnh đó, theo ông Trần Đắc Hiến, trong thời gian tới, một số xu hướng có thể ảnh hưởng tới việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong các thư viện:
1) Quản lý dữ liệu nghiên cứu: Hiện nay thư viện phải đóng vai trò là nơi lưu giữ và quản lý các công trình khoa học cũng như các dữ liệu nghiên cứu được tạo ra bởi các nhà khoa học và cán bộ của viện, trường nơi thư viện phục vụ.
2) Nâng cao trải nghiệm người dùng: Sử dụng công cụ và quy trình phân tích dữ liệu người dùng để cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa, tăng cường sự tương tác giữa bạn đọc và thư viện, từ việc sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin, các biển báo chỉ dẫn theo tình huống, cho tới các không gian học tập tùy biến.
3) Bạn đọc là nhà sáng tạo: Xu hướng học thông qua thực hành thay vì tiếp thu các kiến thức lý thuyết đặt ra yêu cầu thư viện phải cung cấp các công nghệ cần thiết để bạn đọc có thể tự do thực hành sáng tạo bên cạnh các kho tài liệu sách vở (ví dụ: máy in 3D).
4) Tái cấu trúc không gian thư viện: Để bạn đọc trở thành nhà sáng tạo, thư viện cũng phải trở thành không gian sáng tạo, cung cấp một môi trường lý tưởng để cộng tác và thí điểm các ý tưởng sáng tạo mới của bạn đọc (ví dụ: cung cấp các studio, phòng họp nhóm với trang thiết bị video conference,…)
5) Cộng tác chặt chẽ hơn giữa các thư viện: Trong bối cảnh lượng thông tin và dữ liệu số được tạo ra ngày càng lớn, tạo cơ hội cho các thư viện hợp tác chia sẻ tài nguyên trên môi trường mạng một cách tức thời. Bên cạnh đó, ngân sách hạn hẹp và các xu hướng chia sẻ dữ liệu hiệu quả cũng thúc đẩy các thư viện phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Bằng cách chia sẻ dữ liệu bạn đọc, các thư viện có phải phát triển các công nghệ nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu của bạn đọc.
6) Mạng xã hội và thiết bị di động: Thư viện là một trong những nơi tích cực sử dụng mạng xã hội để tăng cường tiếp thị và tiếp cận bạn đọc, thúc đẩy sự tương tác và sự tham gia của bạn đọc vào sử dụng các dịch vụ của thư viện, cũng như là kênh hiệu quả để tiếp nhận các phản hồi từ bạn đọc. Ngày nay, các thiết bị di động như smartphone, iPads,… trở thành kênh truy cập và tìm kiếm thông tin chính của người dùng, do đó các dịch vụ của thư viện cũng phải phát triển để đảm bảo cung cấp được trên các thiết bị di động.
Để hỗ trợ các thư viện Việt Nam có sự chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả trước những thay đổi của môi trường học thuật và công nghệ phát triển, vai trò của Liên hợp thư viện về nguồn tin KH&CN là hết sức quan trọng. Liên hợp thư viện là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích tăng cường năng lực thông tin cho các cơ quan thông tin thư viện (TT-TV) Việt Nam, tiết kiệm kinh phí bổ sung, tránh trùng lặp, lãnh phí và thúc đẩy hợp tác cùng phát triển. Sau 14 năm hoạt động và 16 lần Hội nghị đã được tổ chức, Liên hợp đã gặt hái được những thành công nhất định, nổi bật nhất là việc hợp tác bổ sung các nguồn tin KH&CN quốc tế có giá trị và chia sẻ các nguồn tin KH&CN trong nước, góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin trong cả nước.
Hội nghị lần thứ 16 của Liên hợp thư viện được tổ chức thành công dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và sự tham dự của 160 đại biểu đại diện cho 80 thư viện công cộng, các Sở Khoa học và công nghệ, thư viện đại học và các cơ quan thông tin bộ, ngành trên cả nước.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia phát biểu đề dẫn về Định hướng hợp tác phát triển nguồn tin KH&CN trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028