Tỉnh ta có tiềm năng phát triển rừng với diện tích đất lâm nghiệp gần 200 nghìn ha, chiếm hơn 55% diện tích đất tự nhiên. Bảo vệ và phát triển rừng là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư; cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện, thông qua các chương trình dự án đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt trong 5 năm qua, thực hiện trồng rừng sản xuất theo Chương trình nông nghiệp trọng điểm thuộc Dự án Bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân chăm sóc rừng sản xuất. |
Đoan Hùng là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả cao Chương trình hỗ trợ phát triển rừng sản xuất. Đến nay, huyện Đoan Hùng có hơn 12.700ha rừng chủ yếu là rừng trồng. Mỗi năm bình quân trên địa bàn huyện trồng mới hơn 1.000ha rừng. Riêng năm nay, huyện đã trồng mới 1.400ha rừng tập trung, trong đó diện tích trồng keo thay thế bạch đàn là 420ha, đạt 100% kế hoạch. Trên địa bàn huyện chỉ còn khoảng hơn 1.000ha bạch đàn. 5 năm gần đây, ngoài hỗ trợ cây giống từ Dự án bảo vệ và phát triển rừng, Đoan Hùng còn là huyện đầu tiên có cơ chế chính sách riêng hỗ trợ phân bón cho các hộ trồng rừng, đặc biệt là những hộ chuyển diện tích bạch đàn kém hiệu quả sang trồng keo hạt ngoại.
Huyện Hạ Hòa trong những năm gần đây cũng thực hiện khá tốt việc trồng và bảo vệ rừng. Trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện trồng mới gần 4 nghìn ha rừng tập trung, trong đó trồng theo dự án bảo vệ và phát triển rừng gần 2.000ha. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hạ Hòa cho biết: “Thay đổi lớn nhất về phát triển rừng trong 5 năm qua là nhờ có Chương trình hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, cơ cấu giống cây trồng đã có sự thay đổi rõ rệt. Được hỗ trợ về cây giống, người dân đã chuyển từ bạch đàn hoặc keo thường sang trồng keo hạt ngoại cho năng suất, chất lượng cao hơn. Nhờ được hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ KHKT nên trình độ canh tác của người dân được nâng lên rõ rệt”. Anh Nguyễn Trọng Đông ở xã Văn Lang cho biết: “Gia đình tôi có hơn 2ha rừng được tham gia Dự án bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ vậy, gia đình tôi được hỗ trợ cây giống và kỹ thuật nên cây keo hạt ngoại đã trồng phát triển rất tốt. Cùng với trồng rừng gia đình tôi còn kết hợp chăn nuôi nên đã thoát được cảnh đói nghèo”.
Được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BQL dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh nên công tác triển khai trồng rừng được thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh trồng được hơn 33 nghìn ha rừng đạt 107,5% so với kế hoạch, trong đó thực hiện trồng rừng sản xuất theo Chương trình nông nghiệp trọng điểm thuộc Dự án Bảo vệ và phát triển rừng hơn 16 nghìn ha, các công ty lâm nghiệp trồng gần 7.500ha, hộ gia đình, cá nhân trồng 9.730ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 111 nghìn ha rừng trồng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng gần 6.500ha (trong đó diện tích trồng rừng thâm canh hơn 4.800ha, bao gồm: Tổng Công ty giấy Việt Nam trồng 1.485ha; Dự án Bảo vệ và phát triển rừng hỗ trợ phân bón, cây giống cho các huyện trên địa bàn tỉnh bình quân 3.200ha, dự án Jipô, khuyến nông bình quân trồng hơn 150ha). Trong 5 năm qua đã có hơn 9.600 hộ, nhóm hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất có quy mô từ 0,5ha trở lên. Tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập hỗ trợ 3,7 triệu đồng/ha (gồm hỗ trợ phân bón và cây giống). Các huyện còn lại được hỗ trợ tiền cây giống 2 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2011-2015 là 54.351 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 39 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng.
Nhờ vậy, diện tích trồng rừng sản xuất tăng nhanh, chất lượng rừng được nâng cao, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%; rừng sinh trưởng phát triển tốt; cơ cấu cây trồng có bước chuyển đổi tích cực, góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, môi trường sinh thái được cải thiện. Từ những kết quả đạt được của công tác trồng rừng đã đưa độ che phủ của rừng năm 2011 là 49,9%, đến năm 2015 đạt trên 50%. Các vùng đất trống đồi núi trọc đã được phủ xanh, góp phần hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, điều tiết nguồn nước. Môi trường sinh thái được nâng lên, nguồn sinh thuỷ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, mức hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong khi đó thu hút đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp còn thấp, cơ cấu sản phẩm còn hạn chế, mới chỉ có sản phẩm cho nguyên liệu giấy, vật liệu xây dựng, chưa có sản phẩm gỗ lớn sản xuất đồ gia dụng. Ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật như công nghệ sinh học, giống, các biện pháp và kỹ thuật canh tác chưa làm chuyển biến căn bản hiệu quả kinh tế của nghề rừng; mặt khác việc chuyển đổi tập quán canh tác còn hạn chế. Đã có quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhưng việc quản lý đất lâm nghiệp chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng lấn, tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với các nông lâm trường. Mô hình khuyến lâm còn ít, chưa được nhân rộng, nguồn vốn đầu tư trồng rừng, kể cả vốn tín dụng trong dân còn hạn hẹp. Nguyên nhân của thực trạng trên là do nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ NSTƯ thiếu, ngân sách tỉnh lại khó khăn cộng với thời gian cấp vốn muộn dẫn tới không chủ động trong sản xuất cây giống và khung lịch thời vụ trồng rừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất chất lượng rừng.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bền vững, tăng tính đa dạng sinh học và năng lực cạnh tranh, mục tiêu giai đoạn 2015-2020 đặt ra là: Nâng cao năng suất chất lượng rừng, giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 3,5-4,0%. Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Đỗ Ngọc Đoàn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: “Để đạt mục tiêu đã đề ra cần giải quyết những khó khăn bất cập hiện nay bằng các giải pháp đó là: Tăng mức hỗ trợ đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, sản xuất. Có chính sách cụ thể cho trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ. Áp dụng đầy đủ chính sách trợ cước, trợ giá của Nhà nước về hàng hóa sản phẩm đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâm sinh, cán bộ khuyến lâm cho huyện, xã để chỉ đạo công tác trồng rừng, công tác chọn tạo và sản xuất cây giống; đồng thời quản lý, giám sát kế hoạch và chất lượng trồng rừng. Áp dụng và nhân rộng các mô hình tiên tiến điển hình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa những giống mới có năng suất cao, khả năng kháng bệnh vào trồng rừng. Khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển mạng lưới chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại hóa công nghệ tạo sự ổn định cho đầu ra sản phẩm”.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ