Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Công đoạn đóng gói bao bì sản phẩm của HTX dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao
Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi nông sản giai đoạn 2017 - 2020. Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng các chuỗi cung cấp nông, lâm, thủy sản an toàn kiểm soát được chất lượng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong tỉnh. Đồng thời xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm chuỗi an toàn; hình thành thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: Vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng với diện tích 1.350ha, sản lượng đạt 11,8 nghìn tấn; vùng chuyên canh rau với diện tích 890ha; diện tích chè an toàn với 3.186ha... Toàn tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai 13 chuỗi giá trị nông sản tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, có lợi thế như: Chuỗi cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì; chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao; chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn... Thông qua các chuỗi cung ứng, giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, thị trường cơ bản ổn định. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả. Đặc biệt đã từng bước hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Song song với đó, công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông sản được quan tâm chú trọng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX và nông dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhỏ lẻ. Các hộ sản xuất chưa tổ chức liên kết thành HTX, tổ hợp do vậy sản phẩm cung cấp thị trường manh mún cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, phân phối tiêu thụ qua chuỗi giá trị còn thấp nên không thể tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng tại một số siêu thị trong nước hoặc phục vụ xuất khẩu…
Đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi nông nghiệp Phú Thọ buộc phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong một nền kinh tế nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung giải quyết tốt việc tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và đặc thù của từng địa phương, cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong việc tăng trưởng bền vững. Tập trung xây dựng vùng xuất nông sản an toàn, ứng dụng quy trình sản xuất tốt; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm. Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có chiến lược cụ thể, kết hợp với doanh nghiệp quy hoạch sản phẩm đầu ra cho cả ngành theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung cầu. Đảm bảo sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm, cân đối được cung cầu và có chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành, thương hiệu địa phương, quốc gia theo một tầm nhìn dài hạn và bền vững.
Bên cạnh đó, phải liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã... để đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp hiện đại an toàn theo chuỗi giá trị; từ đó, gia tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống của lực lượng lao động trong nông nghiệp vốn có thu nhập thấp và không ổn định.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý thị trường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các sản phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường đối với từng sản phẩm hàng hóa; tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và thương hiệu đã xây dựng, được bảo hộ gắn với phát triển chuỗi giá trị.
Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh
Ngày 20/6/2025, Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.
Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo được xác định là động lực trung tâm cho mô hình tăng trưởng mới, việc xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá thể chế cho hệ sinh thái sáng tạo của quốc gia.
baophutho.vnNhắc đến xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng người ta nhớ ngay đến hai đặc sản nổi tiếng là gạo nếp khoái đen và quả bưởi chua. Đây vốn là những sản phẩm nông sản gần gũi mà người dân nơi đây đã trồng từ nhiều đời nay, giờ đang được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương.
Ngày 14 và 15/6, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về tổ chức bộ máy vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền, được kết nối từ điểm cầu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Từ năm 2020 đến nay, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Sông Thao đã có 61 đề tài, sáng kiến và giải pháp kỹ thuật được triển khai áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị, ổn định chất lượng sản phẩm, tiết giảm các định mức tiêu hao, đem lại hiệu quả hơn 38,3 tỷ đồng/năm.
Ứng dụng AI chuyển đổi số ngành dược hứa hẹn rút ngắn thời gian nghiên cứu, thử nghiệm thuốc mới, cá thể hóa điều trị, khám chữa bệnh từ xa.
Liên kết trang
0
2
0