Việc kết nối mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam hiện đã không còn là bài toán quá khó khi rất nhiều nhà đầu tư bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ đưa các dự án của Việt Nam ra thế giới, miễn là có ý tưởng đủ tốt.
Chung kết quốc tế Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Thử thách Việt (VietChallenge) 2019 sẽ diễn ra vào ngày 7/9/2019 tại trường đại học MIT, Hoa Kỳ. Lần đầu tiên, việc cập nhật thông tin và tìm kiếm đối tác sẽ được tương tác trên mạng xã hội.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng đã tham dự sự kiện VietChallenge 2019 tổ chức tại Boston (Hoa Kỳ). Ngoài ra, Bộ KH&CN đã bắt đầu hành trình kết nối đầu tư cho startup Việt và làm việc với các đối tác lớn tại Hoa Kỳ từ ngày 6/9 (giờ địa phương), tiến đến quy tụ tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2019 sắp diễn ra vào 13/9 tại Silicon Valley Hoa Kỳ.
Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Giải bài toán thương mại hóa các kết quả nghiên cứu không chỉ các trường đại học và viện nghiên cứu, không chỉ của doanh nghiệp, và không riêng của cơ quan chức năng, mà phải là một sự phối hợp toàn diện từ tất cả các bên. Nói cách khác, cần một sự hợp tác để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn là nhu cầu bức thiết ở mỗi quốc gia. Trong việc kết nối phát triển thị trường khoa học, doanh nghiệp phải đóng vai trò trung tâm. Đặc biệt, cần có một mô hình chuỗi liên kết cụ thể, đi vào chiều sâu, phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trong thị trường KH&CN.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 được tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ ngày 14 - 16/8/2019 với chủ đề "Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo". Sự kiện quy tụ những diễn giả hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI), về công nghệ và khởi nghiệp cũng như các chuyên gia trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ, những người đam mê tìm tòi, học hỏi kiến thức về công nghệ AI.
Tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14). Đây là văn bản luật được Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm kịp thời luật hóa các nghĩa vụ phải thi hành ngay theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam.
Đó là ý kiến của đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Viện Khoa học kỹ thuật (KHKT) Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Công ty TNHH thế hệ mới Phú Thọ ngày 1/8. Đây là 2 đơn vị có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển thương hiệu chè Phú Thọ.
Ngày 27/7/2019 tại Forest City, Malaysia, Tập đoàn Sơn Kova tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Công nghệ sơn Nano KOVA từ vỏ trấu - Công nghệ mang tính đột phá” của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè. Hơn 100 đại biểu đến từ các nước: Singapore, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Australia và Việt Nam đã đến tham dự Hội thảo.
Cho tới thời điểm hiện tại, theo chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (gọi tắt là chương trình 68), Cục Sở hữu trí tuệ đã bảo hộ cho khoảng hơn 900 đối tượng có dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 72 chỉ dẫn địa lý, gần 200 nhãn hiệu chứng nhận và hơn 600 nhãn hiệu tập thể.
Ngày 24/7/2019 tại New Delhi- Ấn Độ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019. Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 3 bậc lên vị trí 42 trên 129 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2018. Thứ hạng này đã cải thiện 17 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia.
Liên kết trang
0
2
0