Bản ghi nhớ hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa hai đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Thanh tra Bộ nhằm tăng cường phối hợp thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về SHTT được lãnh đạo Bộ giao, góp phần nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi quyền SHTT.
Toàn cảnh lễ ký kết.
Ngày 27/12/2019, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa hai đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Thanh tra Bộ
Tham dự lễ ký về phía Cục SHTT có ông: Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT; Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT; Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT; cùng đại diện một số lãnh đạo đơn vị có liên quan của Cục.
Về phía Thanh tra Bộ có ông: Trương Hồng Dương, Chánh Thanh tra; Phạm Văn Toàn, Phó Chánh Thanh tra Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ; cùng đại diện các phòng/ban có liên quan của Thanh tra Bộ.
Ông Đinh Hữu Phí cho biết, việc ký kết nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ KH&CN, Thanh tra Bộ KH&CN và Cục Sở hữu trí tuệ cam kết tăng cường phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hai Đơn vị. Các hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và nguyên tắc chia sẻ, thiện chí, hợp tác giữa hai Đơn vị.
Lĩnh vực và hình thức hợp tác sẽ tập trung vào xây dựng chính sách, pháp luật; Giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp; Thực thi quyền sở hữu công nghiệp; Giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ
Bên cạnh đó, hai Bên sẽ đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, giao lưu giữa hai Đơn vị để tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ thông tin giữa cán bộ, công chức của hai Đơn vị.
Lãnh đạo hai Đơn vị thống nhất Phòng Thanh tra Sở hữu trí tuệ (thuộc Thanh tra Bộ KH&CN) và Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại (thuộc Cục Sở hữu trí tuệ) là đầu mối đề xuất các hoạt động cụ thể theo nội dung Bản ghi nhớ. Ngay sau khi Bản ghi nhớ hợp tác được ký kết, hai bên sẽ cùng thảo luận để xây dựng những kế hoạch hợp tác cụ thể hơn để thực thi Bản ghi nhớ hợp tác.
Theo most.gov.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo).
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp