Một nhóm nghiên cứu độc lập tại Mỹ công bố thực hiện thành công phương thức tạo khả năng nhìn vào ban đêm cho con người, bằng cách đưa một dung dịch chất lỏng trực tiếp vào nhãn cầu.
Giải giáp tạo thị lực ban đêm được thực hiện bằng cách sử dụng chlorin e6 (Ce6). Chất này có trong một số loài cá dưới biển sâu, có đặc tính khuếch đại ánh sáng và đã được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư.
Nhà nghiên cứu hóa sinh học Gabriel Licina là người tình nguyện trong thí nghiệm của nhóm Science for the Masses. Ce6 được đưa vào nhãn cầu của Licina, chảy vào túi kết mạc và truyền đến võng mạc, nó có hiệu quả trong khoảng một giờ và kéo dài ở trạng thái không rõ ràng trong nhiều giờ. Nhờ đó, khả năng nhìn ban đêm hoặc trong ánh sáng yếu của Licina trở nên chính xác hơn trong phạm vi 50 m. Để đánh giá hiệu quả, Licina cùng một nhóm nghiên cứu đã kiểm tra thị lực trong môi trường tối.
"Chúng tôi thực hiện ba thử nghiệm ở đối tượng, bao gồm nhận dạng biểu tượng ở khoảng cách xa, xác định biểu tượng theo các màu sắc ở khoảng cách không thay đổi và khả năng xác định đối tượng chuyển động trong khung cảnh thay đổi ở khoảng cách khác nhau", Jeffrey Tibbetts, cộng sự của Licina, nói.
Về cơ bản, Licina có thể phát hiện và nhận dạng vật thể, biểu tượng và con người trong bóng tối trong khi người khác không thể. Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục kiểm tra nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt hơn, hy vọng đạt được mức độ khuếch đại ánh sáng lớn hơn.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.