Ngày 21 tháng 4 hàng năm được Liên hợp quốc (UN) chọn làm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (The World Creativity and Innovation Day) nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triến kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người.
Ảnh minh họa
Ngày sự kiện "Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới" hằng năm của Liên hợp quốc góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người, kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với sự gắn kết chặt chẽ giữa khu vực nhà nước; khu vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư; khu vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và xã hội.
Để hưởng ứng sự kiện quan trọng này, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 1217/BKHCN-ƯDCN đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, đoàn thể Trung ương; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Các nội dung được triển khai để hưởng ứng Ngày sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024 bao gồm: tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới; tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới" năm 2024; lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về "Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới" phù hợp với cơ quan, đơn vị; phổ biến sâu rộng về nội hàm, vai trò, vị trí của đổi mới sáng tạo trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo; xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo.
Dự kiến thời gian tổ chức các hoạt động bắt đầu từ ngày 15/4/2024 đến hết ngày 21/4/2024; có thể phối hợp, kết nối với các hoạt động để hướng đến chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5.
Hình thức tổ chức: Treo pano, băng rôn, áp phích khẩu hiệu tuyên truyền tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm phù hợp khác; phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình, thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng, đăng tải các nội dung về kết quả triển khai hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tổ chức các hội thảo chuyên đề, tọa đàm, giao lưu trực tiếp hoặc trực tuyến về khoa học, công nghệ và dổi mới sáng tạo; biểu dương, động viên, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.