Nếu như cách đây hơn chục năm, Phú Thọ vẫn trong tốp các tỉnh khó khăn, còn tồn tại các vùng lõm, “vùng trắng” về sóng điện thoại di động cũng như nghèo về hạ tầng số, thì đến nay, tỉnh đang là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số, nhất là sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng về hạ tầng số cùng những tiện ích đi kèm phục vụ Nhân dân.
Xóa “vùng trắng”
Xác định hạ tầng số phải đi trước một bước bởi đây là cơ sở, là tiền đề để thực hiện chuyển đổi số, tỉnh Phú Thọ đã sớm xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch số 3927/KH UBND ngày 05/10/2022 về Phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày công nghệ số của các doanh nghiệp tại Hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Phú Thọ tháng 10/2024
Chỉ trong vài năm gần đây, Phú Thọ đã tập trung đầu tư nâng cấp trên 3.800 trạm BTS; phủ sóng 4G với trên 1.600 trạm và tháng 10 năm nay đã triển khai phát sóng 5G. Cáp quang băng rộng được cung cấp đến 100% cơ quan Nhà nước và gần 80% hộ gia đình. Hiện 100% thôn bản thuộc khu vực đặc biệt khó khăn được phủ sóng thông tin di động; trên 80% dân số trong độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh. Năm 2023, Phú Thọ nằm trong nhóm dẫn đầu về phát triển hạ tầng số trên cả nước (xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố), hạ tầng số là một trong các chỉ số được đánh giá là điểm mạnh làm tăng điểm xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương của Phú Thọ.
Nhiều ứng dụng chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, cùng với việc đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý sản xuất, quản trị tổng thể doanh nghiệp, kết nối thiết bị theo công nghệ IoT để quản lý tự động hoá dây chuyền sản xuất; tra cứu thông tin về sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội...
Triển khai phát triển hạ tầng số tại Sở Thông tin và Truyền thông, đây là đơn vị chủ công trong chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số của tỉnh Phú Thọ
Là đơn vị đi đầu trong phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Trung tá Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Viettel Phú Thọ cho biết: Khi mới thành lập năm 2004, Viettel Phú Thọ chỉ có 3 trạm BTS, 100 thuê bao di động, 12 thuê bao ADSL, 1.700 thuê bao cố định 178, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đến nay Viettel Phú Thọ đã đưa viễn thông và công nghệ thông tin đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí, cung cấp nhu cầu của người dân với chất lượng dịch vụ tốt, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh. Viettel Phú Thọ đã tập trung xây dựng chiến lược đầu tư hạ tầng mạng lưới và mở rộng các dịch vụ, tạo ra những đột phá, đặc biệt là phát triển trạm BTS, đồng thời mở rộng mạng ngoại vi, phát triển dịch vụ ADSL tại thành phố Việt Trì; xây lắp trạm BTS mở rộng vùng phủ sóng với chiến lược xây dựng mạng lưới “lấy nông thôn bao vây thành thị”, “Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang và các đại biểu thăm gian trưng bày các sản phẩm công nghệ số của Viettel Phú Thọ
Bên cạnh đó, các đơn vị như Thuế, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp-PTNT... đã đưa phần mềm ứng dụng chuyên dùng kết nối liên thông hai chiều với nhau để hỗ trợ và thực hiện các tác nghiệp về khám, chữa bệnh hoàn toàn trên môi trường mạng; phần mềm học bạ điện tử; các phần mềm kê khai và nộp thuế điện tử, thực hiện khai báo hải quan điện tử, kho bạc điện tử, bảo hiểm điện tử, đăng ký kinh doanh qua mạng; ứng dụng “Agritech - Chuỗi nông nghiệp số”, các ứng dụng thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt... giúp chuyển đổi số lan tỏa sâu rộng trong đời sống.
Hạ tầng số tạo động lực tăng trưởng kinh tế, xã hội
Phát biểu tại hội thảo phát triển Kinh tế số và Xã hội số tỉnh Phú Thọ năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang nhấn mạnh: Chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, trong đó phát triển hạ tầng số tạo ra động lực tăng trưởng mới góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh!
Cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống giám sát an toàn an ninh thông tin tỉnh Phú Thọ.
Năm 2024 cũng là năm thứ 3 cùng với cả nước nói chung, tỉnh Phú Thọ tập trung phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch cụ thể phân công rõ trách nhiệm cho các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác truyền thông. Các hoạt động tập trung vào việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng, các ứng dụng số, giải pháp số từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, nổi bật là việc tổ chức hội thảo “Phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Phú Thọ” với định hướng và đưa ra giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, ứng dụng số phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, triển khai các hoạt động chiến dịch ra quân “Ði từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng số để phát triển kinh tế số” của Tổ công nghệ số cộng đồng từ ngày 1 đến ngày 10/10/2024 tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tổ Công nghệ số khu Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì ra quân chiến dịch “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Hạ tầng công nghệ thông tin và các nền tảng triển khai chuyển đổi số được tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo, triển khai tập trung, thống nhất trong toàn tỉnh như: Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; Hệ thống mạng diện rộng; Hệ thống hội nghị trực tuyến; Trung tâm điều hành thông minh; Trung tâm giám sát an toàn thông tin; Trung tâm dữ liệu số. Các hệ thống trên hoạt động ổn định, liên tục, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và khai thác sử dụng của chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Các cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia tạo nền tảng phát triển chính quyền số được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ và thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Kho dữ liệu và Cổng chuyển đổi số của tỉnh được triển khai xây dựng; các CSDL chuyên ngành được các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai theo chỉ đạo của các bộ, ngành; từng bước đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng trong các cơ quan Nhà nước.
Viettel Phú Thọ lắp đặt, phát sóng trạm BTS 5G trên địa bàn TP Việt Trì
Thời gian tới, Phú Thọ tiếp tục chú trọng phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân; phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh; đảm bảo ổn định sóng mạng di động tại các vùng lõm nhằm tạo điều kiện để Nhân dân hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích của chuyển đổi số. Bên cạnh đó, để phát triển hạ tầng số, tỉnh tích cực huy động sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Trong đó lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ hiệu quả chuyển đổi số, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp; tăng tỷ trọng kinh tế số trong nền kinh tế chung của tỉnh. Tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, đài truyền thanh cơ sở, mạng xã hội trong công tác tuyên truyền về chuyển đổi số để làm thay đổi căn bản, toàn diện về nhận thức. Từ đó, tạo quyết tâm trong toàn hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện chuyển đổi số.
Đồng chí Nguyễn Minh Tường- TUV, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định: Việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh; sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh; sự chủ động, nỗ lực của toàn ngành Thông tin và Truyền thông, công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh chắc chắn sẽ có thêm nhiều kết quả mới, góp phần vào thành tựu phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo.
Theo baophutho.vn
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua ba cuộc chuyển đổi lớn - công nghệ, xanh và trí tuệ nhân tạo (AI) - Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng chảy đó. Đặc biệt, trong thời đại của chuyển đổi số, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên quý giá và là yếu tố quyết định để quốc gia vươn mình phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Sáng ngày 22/11, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu Dự án: “Xây dựng mô hình nuôi lợn nái sinh sản giống bản địa và nuôi thương phẩm con lai giữa giống lợn bản địa huyện Yên Lập với giống lợn Duroc theo hướng an toàn sinh học”. Dự án do Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Sơn Thủy chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Đỗ Xuân Hoàn - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua ba cuộc chuyển đổi lớn - công nghệ, xanh và trí tuệ nhân tạo (AI) - Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng chảy đó. Đặc biệt, trong thời đại của chuyển đổi số, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên quý giá và là yếu tố quyết định để quốc gia vươn mình phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.