Ngày 15/7/2024, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ (Ban chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ Tám - Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ CCHC 6 tháng cuối năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ Tám Ban Chỉ đạo CCHC (Ảnh: baochinhphu.vn)
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Đảng, Nhà nước đã xác định CCHC là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược; xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Quan điểm là CCHC phải luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm, phải được triển khai đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quan điểm, tinh thần “5 đẩy mạnh” trong thời gian tới để thực hiện CCHC mang lại hiệu quả thiết thực gồm: Đẩy mạnh rà soát các quy định, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển; đẩy mạnh đối thoại, chia sẻ, xử lý vướng mắc, bất cập cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục hành chính (TTHC) để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, xã hội số, công dân số, số hóa dữ liệu, hồ sơ; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực, tất cả các giao dịch.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban chỉ đạo CCHC khẩn trương rà soát, xác định rõ những điểm nghẽn đang cản trở hoạt động CCHC, đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ; đề xuất khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong CCHC 6 tháng; đôn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm kịp thời đối với những bộ phận, cá nhân còn để xảy ra tồn tại hạn chế trong công tác CCHC.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban chỉ đạo và các nhiệm vụ CCHC đề ra theo kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh; tăng cường phân cấp, phân quyền.
Tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 -2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024, bảo đảm ổn định tổ chức để các địa phương tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp năm 2025. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Đồng thời sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục để giải quyết những “nút thắt” về pháp lý và nguồn lực tạo điều kiện thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Với tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban chỉ đạo nêu cao tinh thần trách nhiệm triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải chủ trì tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ
Thời gian qua, công tác CCHC đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tổ chức thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện quy định về vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương tiếp tục có chuyển biến rõ nét, đạt được những kết quả tích cực. Công tác xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, từng bước có kết quả cụ thể. Nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng, trong đó xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc, xếp thứ 106 trong bộ chỉ số tự do kinh doanh thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022; xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ
Tại Phú Thọ, hệ thống văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ CCHC đã được xây dựng và ban hành một cách đồng bộ, cụ thể, kịp thời cụ thể hóa các quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; tác động tích cực đến việc nâng cao các chỉ số, góp phần quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Công tác rà soát, đánh giá TTHC của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được triển khai, thực hiện đi vào nề nếp; đảm bảo tính công khai, minh bạch. Công tác xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số được các cơ quan, đơn vị tích cực tổ chức triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; nâng cao chất lượng, giảm thời gian, chi phí giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. 6 tháng đầu năm, tổng số TTHC được đưa ra tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh là 1.816 TTHC. Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt tỷ lệ 73,03%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 83,40%. Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 291.899 hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC, trong đó tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết đúng và trước hạn đạt trên 95%. Cổng Dịch vụ công của tỉnh kết nối liên thông Cổng Dịch vụ công Quốc gia với tổng số 1.121 TTHC cung cấp trực tuyến một phần và toàn trình đã tích hợp, công khai, đạt tỷ lệ 67.28%.
Trung tâm điều hành Thông minh (IOC) triển khai, hoàn thiện với 12 phân hệ đi vào hoạt động, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tích hợp liên thông với Trung tâm điều hành của Chính phủ. Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định hệ thống giám sát an toàn giao thông trên địa bàn thành phố với 200 camera đặt trên 91 điểm.
Theo phutho.gov.vn
Cải cách hành chính (CCHC) là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược được đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) chỉ đạo trong phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ
Thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thời gian qua, UBND xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã xây dựng văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện đầy đủ, hiệu quả những nhiệm vụ của Bộ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính (CCHC). Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC đến các đơn vị thuộc Bộ và truyền thông những kết quả, đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN) đến người dân nhằm lan tỏavà nâng cao nhận thức của người dân và xã hội...
Tìm hiểu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các văn bản của Trung ương, của tỉnh, trọng tâm là 06 nội dung tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1782/KH-UBND ngày 05/5/2021 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 15/7/2024, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ (Ban chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ Tám - Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ CCHC 6 tháng cuối năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 19/6/2024, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ ban hành Báo cáo số 86/BC-BCĐCCHC về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2024