Ngày 2/2, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ Bảy Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đánh giá công tác cải cách hành chính năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ có đồng chí Phan Trọng Tấn - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ
Với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, năm 2023, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện 57 nhóm nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm. Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát thực tiễn, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ động, quyết tâm tổ chức thực hiện 4.142 nhiệm vụ được giao; đã ban hành 5.586 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra.
Công tác cải cách hành chính của cả hệ thống hành chính đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trên tất cả các nội dung, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, TTHC... Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, thông thoáng, kịp thời hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác cải cách TTHC được chú trọng, quan tâm; việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện quy định về vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thiện thể chế về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức viên chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính tiếp tục có chuyển biến tích cực và rõ nét; công tác xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số được các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có nhiều kết quả, mô hình tốt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính thời gian qua, đã có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng vào thành công chung trong công tác cải cách hành chính của cả nước. Thủ tướng khẳng định: Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công tác cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra những giá trị mới, động lực mới và khí thế mới. Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; cơ chế chính sách trong một số lĩnh vực vẫn chưa đầy đủ, chồng chéo; thủ tục hành chính của một số bộ, ngành, lĩnh vực chưa thuận lợi; bộ máy hành chính còn cồng kềnh, kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc còn yếu; cải cách tài chính công chưa hiệu quả, xây dựng chính phủ điện tử còn nhiều khó khăn thách thức...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu những tồn tại, hạn chế đó cần sớm khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến trình về cải cách hành chính, góp phần khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh khó khăn, thách thức hiện nay. Đẩy mạnh thực hiện toàn diện 6 nội dung cải cách hành chính, trọng tâm là lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể; đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển. Trong đó tập trung tháo gỡ về mặt thể chế; đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; tập trung tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng bộ máy hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách tài chính công, tập trung tăng thu, giảm chi thường xuyên, chống tiêu cực, tham nhũng; tập đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, chính quyền số, công dân số... Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục vào cuộc một cách quyết liệt, căn cứ vào thực tiễn của đơn vị, địa phương mình đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, trong đó đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
Theo baophutho.vn
Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thành phố Việt Trì đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, đổi mới trong quản lý điều hành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hướng đến sự hài lòng của người dân, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Những năm qua, với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị huyện Tân Sơn, nhiều giải pháp thiết thực, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai tích cực, đem lại những kết quả đáng khích lệ. Một trong số đó là việc xây dựng bộ phận “Một cửa“,”Một cửa liên thông” từ huyện đến xã theo hướng hiện đại, đồng bộ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Ngày 17/10/2024, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, giải đáp về công tác cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ, về bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp và hệ thống phản ánh, kiến nghị.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn, quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn để tạo sự bứt phá.
Sáng ngày 09/10/2024, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý dự thảo đề án “Đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động tổ chức hành chính dựa trên kết quả” (Đề án). Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng và Phó Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính Ngô Quang Phát chủ trì Hội thảo.