Với chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua tỉnh Phú Thọ đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan.
Nhiều hệ thống thiết bị hiện đại được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vì mục đích nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân
Áp dụng các tiến bộ KH&CN vào quá trình sản xuất, lao động để làm tăng giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm lo đời sống nhân dân là một trong những nhu cầu cấp thiết của hoạt động nghiên cứu khoa học. Các sản phẩm chất lượng, năng suất cao là minh chứng rõ nét nhất cho sự đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội.
Một trong những dự án cấp tỉnh đã và đang triển khai nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp là dự án “Áp dụng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn châu Âu (UTZ Certified) nhằm sản xuất chè bền vững tại huyện Yên Lập”. Dự án được triển khai tại các xã: Hưng Long, Xuân Thủy, Xuân Viên, Lương Sơn của huyện Yên Lập. Đây là quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn châu Âu với bộ nguyên tắc UTZ CERTIFID gồm 147 tiêu chí dành cho người sản xuất chè và được thực hiện với tất cả các khâu trong suốt chuỗi cung ứng từ khâu canh tác trên đồng ruộng đến chế biến, vận chuyển, lưu kho, đóng gói, tiêu dùng. Bà Hoàng Thị Mai – Giám đốc Công ty TNHH Chè Phú Hà cho biết: Việc triển khai Dự án đã góp phần nâng cao doanh thu cho các hộ sản xuất từ 1,5 đến 2 lần so với phương thức sản xuất cũ; giá trị sản phẩm đầu ra đối với các doanh nghiệp chế biến chè cũng tăng gấp đôi. Hiệu quả sản xuất chè tiêu chuẩn UTZ cao hơn nhiều so với sản phẩm chè trồng đơn thuần trước đây. Sau 4 năm triển khai áp dụng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn châu Âu, đã có gần 100 tấn chè đen của công ty nhận được chứng nhận UTZ.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc ứng dụng KH&CN đã được triển khai hiệu quả với mô hình bệnh viện thông minh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Triển khai mô hình bệnh viện thông minh (bệnh viện thông minh HIS), người bệnh (có thẻ thông minh do bệnh viện phát hành) khi đến khám, chữa bệnh sẽ thực hiện mọi thủ tục đăng ký khám bằng cách quẹt thẻ để lấy số thứ tự khám bệnh, bảo đảm sự nhanh chóng, chính xác và quan trọng là giảm rất nhiều thời gian chờ đợi mệt mỏi. Với mô hình mới áp dụng, toàn bộ quá trình đăng ký khám bệnh chỉ mất khoảng năm giây, trong khi đó quy trình này đối với người không có thẻ sẽ mất khoảng 10 - 20 phút cho việc xếp hàng ở khu vực tiếp đón. Mô hình mới, hiện đại từ việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, trở nên quen thuộc với các y, bác sĩ và nhận được sự ủng hộ của người bệnh.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Xác định được tầm quan trọng của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực và đạt được những kết quả nhất định. Trong giai đoạn 2011 – 2015, số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 12,1%/năm; số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 2,9%/năm; tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của Quốc tế và khu vực là 24%; 100% sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường được sản xuất trên địa bàn tỉnh đều được quản lý về chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và quản lý, phát triển thương hiệu bằng các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể đạt 50%. Cơ bản hoàn thành mạng viễn thông băng rộng đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; 100% các trường học trên địa bàn tỉnh được kết nối Internet; 100% khu dân cư trên địa bàn tỉnh phủ sóng thông tin di động băng rộng; số thuê bao Internet đạt 60 thuê bao/100 dân; 100% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh. Đến năm 2015, tổng diện tích của các mô hình sản xuất nông nghiệp cận đô thị trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới có giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cao đạt trên 410 nghìn ha; hình thành 2 doanh nghiệp KH&CN; tổng đầu tư từ Ngân sách nhà nước của tỉnh cho KH&CN đạt 0,484% tổng chi ngân sách hằng năm. Đội ngũ cán bộ, trí thức của tỉnh không ngừng phát triển với trên 52 nghìn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 176 người là Tiến sĩ, 40 người là Phó Giáo sư và có trên 1.300 người là Thạc sỹ.
Trong giai đoạn này đã có 22 đề tài, dự án (ĐT/DA) cấp quốc gia, 125 ĐT/DA cấp tỉnh được triển khai và được đánh giá cao về hiệu quả khoa học cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời xây dựng và tạo lập các nhãn hiệu đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: Bưởi Đoan Hùng, lúa nếp gà gáy Mỹ Lung, sơn đỏ Tam Nông, chè Chùa Tà, cá Lăng chấm, cá Anh vũ, sản xuất rau an toàn, nấm ăn, nấm dược liệu, hoa lan Hồ điệp… Đã có nhiều ĐT/DA tập trung trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, y tế, giáo dục cộng đồng, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông,.. hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện nghiên cứu các giải pháp tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các giải pháp phục vụ lợi ích cộng đồng, giáo dục, y dược, chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác y tế dự phòng, chẩn đoán điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo,... Tập trung nghiên cứu cung cấp luận cứu khoa học, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống Hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Để KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục thực hiện phát triển mạnh mẽ các hoạt động KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là động lực để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN; tăng cường đầu tư, nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh; phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN và các hoạt động dịch vụ KH&CN; đẩy mạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN; nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KH&CN; đẩy mạnh đổi mới công nghệ, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020 được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII. Phấn đấu đến năm 2020, số doanh nghiệp công nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng 15%/năm; số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 5% đến 8%; tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của Quốc tế và khu vực từ 30% - 35%. Xây dựng được từ 5-7 doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm chủ lực trở thành mô hình điểm về năng suất và chất lượng; có 90% các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và quản lý, phát triển thương hiệu bằng các hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; đảm bảo 100% các kết quả nghiên cứu KH&CN trên địa bàn tỉnh được đăng ký, lưu giữ trên hệ thống thông tin KH&CN.
Với những chủ trương đầu tư đúng đắn, sự nghiệp KH&CN của tỉnh Phú Thọ đã và đang từng bước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa tỉnh Phú Thọ sớm trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du miền núi phía Bắc theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII đã đề ra.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.