Là lực lượng trẻ, xung kích, năng động, nhạy bén với công nghệ số, những ngày qua, đoàn thanh niên (ĐTN) tại các địa phương trên địa bàn huyện Tân Sơn đã đồng loạt ra quân triển khai hỗ trợ Nhân dân thực hiện đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID.
Đoàn thanh niên xã Kim Thượng tham gia hỗ trợ người dân
Ngay sau khi có chủ trương về việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” các đoàn xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã triển khai kế hoạch, tổ chức chia thành các nhóm phối hợp cùng lực lượng Công an xã, trưởng khu, bí thư chi bộ khu dân cư đến từng khu tuyên truyền, phổ biến những nội dung chính của Dự thảo Nghị quyết cho Nhân dân để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình.
Đồng thời, ĐTN đã trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân, đặc biệt là những người lớn tuổi, chưa thành thạo sử dụng công nghệ, ứng dụng VNeID để có thể thực hiện quyền góp ý, sửa đổi bổ sung xây dựng Hiến pháp.
Đồng chí Hà Văn Hưng - Phó Bí thư Huyện đoàn Tân Sơn cho biết: Đoàn thanh niên các xã, thị trấn nòng cốt là các thành viên đội hình thanh niên tình nguyện “Bình dân học vụ số” trên địa bàn huyện đã phối hợp cùng Công an địa phương hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác để góp vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội và Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trên tinh thần mỗi cá nhân là một cầu nối hỗ trợ gia đình, người thân và cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến vào Hiến Pháp.
Với đặc thù là huyện miền núi, người dân tại các địa phương đa phần làm nông nghiệp và làm công nhân cho các công ty, doanh nghiệp nhỏ vì thế các hoạt động hỗ trợ cũng đã được ĐTN cơ sở triển khai sáng tạo, linh hoạt tại từng địa phương, trong từng khoảng thời gian phù hợp với thời gian lao động, sinh hoạt của người dân, tập trung vào các ngày cuối tuần hoặc các buổi tối tại nhà văn hóa khu dân cư, thậm chí là đến trực tiếp tại nhà với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”
Anh Hà Văn Sơn - người dân khu Quyền 2, xã Kim Thượng chia sẻ: “Lực lượng thanh niên còn trẻ nên rất nhiệt tình và am hiểu về công nghệ. Các em đã hướng dẫn tôi cùng gia đình các thao tác để có thể đóng góp ý kiến trên ứng dụng ngay trong điện thoại đồng thời hỗ trợ tôi tích hợp giấy tờ tùy thân trên ứng dụng VNeID mà không mất quá nhiều thời gian. Tôi cũng như nhiều người dân khác chưa quen với việc sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng công nghệ, nếu không được các thanh niên hỗ trợ, hướng dẫn thì sẽ rất khó khăn.
Nhờ sự tham gia tích cực của lực lượng thanh niên trong việc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ Nhân dân nên người dân đã hưởng ứng nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, góp phần rút ngắn thời gian tổng hợp ý kiến, đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Qua các hoạt động đã thể hiện rõ vai trò tiên phong của tuổi trẻ trong công cuộc chuyển đổi số, góp phần nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số, giúp người dân có thể tiếp cận, sử dụng và làm chủ công nghệ một cách hiệu quả, đóng góp tích cực vào phong trào “Bình dân học vụ số”.
Vy An - baophutho.vn
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Liên kết trang
0
2
0