Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI của Đảng đã khẳng định: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước bằng các văn bản pháp luật chỉ đạo, điều hành để thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách quản lý KH&CN và đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động KH&CN của các bộ/ngành, địa phương… Bộ KH&CN còn chú trọng công tác thi đua - khen thưởng (TĐKT) nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ nhân lực KH&CN đem tài năng, sức lực, trí tuệ cống hiến cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo KH&CN phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến theo tinh thần Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21.5.2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 7.4.2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác TĐKT.
Đánh giá việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành KH&CN
Công tác TĐKT được Bộ KH&CN xác định là một nội dung lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng, được cụ thể hóa thành nghị quyết, kế hoạch công tác hàng năm. Các văn bản hướng dẫn về công tác TĐKT được cập nhật và ban hành kịp thời để các đơn vị thực hiện đồng bộ, đúng quy định của pháp luật đã khích lệ và tôn vinh xứng đáng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp KH&CN của Bộ và của ngành. Theo thống kê, từ năm 1996 đến 2010, Bộ KH&CN đã chủ trì xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho 79 công trình, cụm công trình và xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN cho 133 công trình, cụm công trình trong các lĩnh vực như: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học y dược, khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học nông nghiệp. Các giải thưởng khác như Giải thưởng Báo chí về KH&CN, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Tạ Quang Bửu… đã tạo được sự đồng thuận và đánh giá cao trong giới nghiên cứu khoa học. Lễ trao giải được tổ chức trang trọng, có giá trị tôn vinh những đóng góp cho KH&CN nước nhà của các tập thể/cá nhân đoạt giải thưởng. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác được giao trong Nghị quyết của Trung ương như: xây dựng, trình Ban Bí thư Trung ương Đảng Đề án “Xây dựng Quy chế về Tổ chức các diễn đàn khoa học của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội”; xây dựng, trình Chính phủ Đề án “Phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020 phục vụ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”... Các đề án này đã làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của KH&CN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong công tác TĐKT, nếu so với khâu phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, xây dựng điển hình tiên tiến thì khâu nhân rộng điển hình cũng còn nhiều hạn chế. Sở dĩ có vấn đề này là do: (1) Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của công tác TĐKT còn chưa tốt. Các đơn vị mới chỉ thực hiện việc phát hiện và đề nghị khen thưởng các điển hình tiên tiến thông qua bình chọn từ dưới lên mà chưa chủ động thực hiện tốt việc xây dựng, nhân rộng các điển hình để thúc đẩy phong trào nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, coi đó là mục tiêu để nâng cao hiệu quả công việc tại đơn vị mình; (2) Do nhận thức chưa đúng nên nhiều đơn vị chưa coi trọng tổng kết đâu là bài học, là phương pháp, là nét nổi trội của từng điển hình tiên tiến để tiếp tục bồi dưỡng, nhân rộng; (3) Quan niệm về điển hình tiên tiến trong các đơn vị hiện vẫn chưa rõ ràng, nhiều đơn vị nhầm lẫn giữa điển hình với người có thành tích. Điển hình tiên tiến thì tất nhiên là phải có thành tích, nhưng có thành tích thì chưa hẳn đã trở thành điển hình và điển hình tiên tiến.
Trong thực tế, chúng ta thường quan tâm đến các công trình có tính “hoành tráng”, quy mô lớn, ưu tiên, quan tâm các cơ quan có “vị trí quan trọng”, các doanh nghiệp lớn có nhiều đóng góp về kinh tế cho xã hội mà bỏ qua hoặc thiếu quan tâm đến những công trình độc đáo có tính sáng tạo cao cũng như các cá nhân, tập thể ở cơ sở, vùng sâu vùng xa tuy điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực làm việc, khắc phục mọi khó khăn có những đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống. Vì vậy, cần có những chính sách động viên, phát hiện và nhân rộng gương điển hình tiên tiến.
Bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến
Điển hình tiên tiến phải được coi là nhân tố quan trọng, làm nòng cốt cho phong trào thi đua của ngành KH&CN. Phong trào thi đua mà không có điển hình tiên tiến sẽ thiếu động lực tạo sức kéo cho cả phong trào; ngược lại, có điển hình tiên tiến mà không có phong trào thi đua thì cũng không tạo được luồng sinh khí mới cho các mô hình, gương điển hình tiên tiến có cơ hội được tôn vinh, nhân rộng để mọi người biết và học tập.
Từng cơ quan, đơn vị phải chủ động phát hiện, xây dựng và lựa chọn được những cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu nhằm tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay và tôn vinh, nêu gương học tập nhân rộng trong phạm vi của cơ quan, đơn vị, toàn ngành KH&CN. Để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến đúng người, đúng việc cần chú trọng một số vấn đề như:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, quan tâm theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện những mô hình mới trong các phong trào thi đua, những vấn đề nảy sinh để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
- Việc tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng gương điển hình của các cấp được thực hiện cùng với việc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua ở các đơn vị. Các gương điển hình được tôn vinh, biểu dương khen thưởng tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua của ngành.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến: trên cơ sở các mô hình, gương điển hình tiên tiến đã phát hiện và lựa chọn, các đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Trong kế hoạch cần xác định rõ trách nhiệm chỉ đạo, các hoạt động bồi dưỡng mô hình, gương điển hình tiên tiến, công tác tuyên truyền nhân rộng trong ngành và xã hội. Các đơn vị cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng gương điển hình tiên tiến đạt tiêu chuẩn các danh hiệu vinh dự của Nhà nước.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của điển hình tiên tiến của các đơn vị khác (trong và ngoài ngành), nghe báo cáo kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hiệu quả, đạt thành tích cao trong thực hiện phong trào thi đua.
- Phát động các phong trào thi đua học tập, làm theo gương điển hình tiên tiến để cổ vũ, động viên tập thể, cá nhân hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ công tác tại đơn vị.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng loạt ưu đãi thuế hấp dẫn dành cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ chiến lược vào Việt Nam.
Ngày 13/3/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 chủ trì hội nghị nghe các thành viên Ban tổ chức báo cáo công tác chuẩn bị, triển khai các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng hóa nhập khẩu có mức độ rủi ro trung bình, thấp sẽ áp dụng biện pháp quản lý sau thông quan hoặc cho phép tự công bố hợp quy (hậu kiểm).
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội để bứt phá. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
PhuthoPortal - Theo báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số thành phần đánh giá về hoạt động chính quyền số của tỉnh Phú Thọ xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố (tăng 18 bậc so với năm 2022). Đây là kết quả khẳng định sự quyết tâm mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nhằm đổi mới căn bản, toàn diện ......
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.