Techfest Việt Nam 2023 được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, thu hút được sự đầu tư như: công nghệ giáo dục, công nghệ y tế, công nghệ tài chính... đồng thời nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái ĐMST mở với sự tham gia của chính quyền, các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để giải quyết các thách thức mới về kinh tế, xã hội, môi trường của quốc gia và toàn cầu.
Ngày 23/5/2023 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) diễn ra Lễ phát động Techfest Việt Nam 2023 lần thứ 9 được tổ chức bởi Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (NATEC), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam (SVF), Văn phòng Đề án 844, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) và các đơn vị có uy tín trong hệ sinh thái hứa hẹn quy tụ hàng ngàn doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, các đơn vị hỗ trợ, chuyên gia, nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực công nghệ, các khía cạnh liên quan đến khởi nghiệp ĐMST trong nước và quốc tế.
Giải quyết nhiều thách thức của địa phương
Techfest Việt Nam 2023 được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, thu hút được sự đầu tư như: công nghệ giáo dục, công nghệ y tế, công nghệ tài chính... đồng thời nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái ĐMST mở với sự tham gia của chính quyền, các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để giải quyết các thách thức mới về kinh tế, xã hội, môi trường của quốc gia và toàn cầu.
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST phát triển khi các nền tảng và nguồn lực đã và đang được xây dựng bền vững. Năm 2023 với sự khó khăn chung của nền kinh tế, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu cùng nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường dẫn đến một bộ phận lớn lực lượng lao động phổ thông mất việc làm là vấn đề lớn mà quốc gia đang phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này, Techfest Việt Nam 2023 sẽ thúc đẩy các giải pháp ĐMST trong lĩnh vực công nghệ ẩm thực gắn với phát triển du lịch và khai thác tài nguyên bản địa, các sản phẩm đặc trưng của địa phương; các vấn đề, giải pháp về an ninh lương thực toàn cầu và cơ hội của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nghiên cứu các giải pháp gắn kết nguồn cung lương thực của Việt Nam với nhu cầu của thế giới; phát triển các nền tảng trực tuyến, thương mại điện tử và mô hình kinh doanh mới để hỗ trợ tiếp cận thị trường, tạo đột phá thương mại hóa sản phẩm của địa phương.
Bên cạnh đó, hai nhóm vấn đề mới cũng được đặt ra tại Techfest Việt Nam 2023: thứ nhất là các giải pháp, nền tảng logistic phục vụ, đảm bảo chuỗi cung ứng trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh; thứ hai là các công nghệ về năng lượng sạch đảm bảo phát triển bền vững. Với sự tham gia của lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giải quyết các vấn đề nói trên có thể thúc đẩy nhanh việc gia tăng quy mô của các ngành, lĩnh vực hoặc hình thành được những doanh nghiệp, mô hình mới có tốc độ phát triển nhanh để tận dụng lực lượng lao động phổ thông dôi dư, giải quyết nhiều thách thức địa phương.
Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại Lễ phát động Techfest Việt Nam 2023.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, thời gian qua, Techfest đã tạo lập được hệ thống và mô hình tổ chức tại các địa phương. Qua đó hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với chính quyền để đặt hàng và giải quyết vấn đề của địa phương, tạo công ăn việc làm, cơ hội phát triển kinh tế cho người lao động dựa trên chính tài nguyên, nguồn lực địa phương.
Trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Trần Văn Tùng mong muốn chính quyền các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế để hỗ trợ, đầu tư cho các giải pháp này, phối hợp cùng Bộ KH&CN và các bộ, ngành tìm kiếm, kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn trở thành đối tác chiến lược, đồng hành cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động Techfest diễn ra xuyên suốt trong năm.
Phát huy mối liên kết giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp
Các hoạt động trọng tâm của Techfest Việt Nam 2023 sẽ tập trung vào một số hoạt động chính như cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp ĐMST quốc gia”; tổ chức hoạt động kết nối đầu tư, đồng hành với các địa phương để phát huy mối liên kết giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và các doanh nghiệp, chuyên gia uy tín trong nước, quốc tế, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Một số hoạt động sẽ được tổ chức như đối thoại đa phương giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp cùng chuyên gia trong nước và quốc tế để phân tích, đánh giá các vấn đề gốc rễ trong phát triển kinh tế, xã hội địa phương; hoạt động kết nối đầu tư sẽ tập trung hỗ trợ các dự án từ viện/trường có khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn thực tiễn địa phương, chuyển giao cách làm, mô hình kết nối đầu tư cho địa phương để cùng triển khai.
Song song với việc tăng cường hiểu biết và sự ủng hộ của chính quyền về ĐMST mở, việc nâng cao năng lực cho các chủ thể giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cũng hết sức quan trọng. Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có các giải pháp nâng cao năng lực chuyên sâu cho các chủ thể của hệ sinh thái, đặc biệt là các doanh nhân khởi nghiệp, hệ thống các vườn ươm, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Các chương trình đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp sáng tạo từ hệ thống các trường phổ thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho lực lượng doanh nhân tương lai; các chương trình quốc tế về cách thức vận hành, phát triển các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sẽ được chuyển giao cho địa phương thông qua NSSC.
Toàn cảnh lễ phát động Techfest Việt Nam 2023.
Techfest Việt Nam 2023 năm nay sẽ quy tụ hơn 30 làng công nghệ trong đó có sự xuất hiện những làng công nghệ mới sẽ giải quyết vấn đề của các lĩnh vực nhiều tiềm năng như nông nghiệp thông minh, dược liệu sạch, chuyển đổi số... Các hoạt động ĐMST mở cũng được thúc đẩy phát triển ngay trong hoạt động của các làng công nghệ thông qua hoạt động tự đặt đề bài, thách thức và có các giải thưởng thúc đẩy, tạo động lực cho các sáng kiến công nghệ từ đó xây dựng tâm thế chủ động, hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền, thị trường, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Ông Phạm Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế, KH&CN (Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao) cho biết Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ đồng hành cùng Techfest để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam quảng bá ra nước ngoài nhiều hơn.
Tiếp nối các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST toàn cầu sau đại dịch, Techfest Việt Nam 2023 sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối với quốc tế, tăng cường hợp tác với các cường quốc về công nghệ như Úc, Mỹ, Canada, Hàn Quốc…Các hoạt động này mang tới cơ hội cho startup Việt Nam phát triển thị trường, thu hút các nguồn lực đầu tư quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá về một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST năng động của Việt Nam ra với thế giới./.
Theo most.gov.vn
Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng không chỉ ghi nhận những nhà khoa học trẻ có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc mà những cá nhân này còn trở thành biểu tượng của sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới của thế hệ trẻ Việt Nam.
Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, nhằm tìm hiểu những vấn đề về xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 (09/11) của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là “Chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam: Khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực để phát triển”.
Ngày 31/10/2024, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS. TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Tham dự buổi trao đổi chuyên đề có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Sau quá trình chuẩn bị, triển khai, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp và Hệ thống VNeID, từ 18 giờ ngày 01/11/2024, Hệ thống VneID đã chính thức mở dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho tỉnh Phú Thọ.
Việc xây dựng chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, khơi thông tất cả nguồn lực, giải quyết những bài toán cụ thể cho địa phương là một trong những điểm mấu chốt để tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB).