Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật mới trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước là rất quan trọng.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày các thiết bị, kỹ thuật trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Ngày 22/3, Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp cùng Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản (JAIMA), Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng” và khai trương khu trưng bày thiết bị, công nghệ VINALAB – JAIMA 2024.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ KH&CN), Chủ tịch Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB)cho biết, hội thảo nhằm trao đổi và đưa các tiến bộ KH&CN mới nhất trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng nước đến với các nhà khoa học, các nhà sản xuất và các nhà quản lý của Việt Nam và Nhật Bản, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Qua đó, tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong thử nghiệm, phân tích giám sát chất lượng nước và môi trường. Đây cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng Ngày Nước Thế giới (22/3).
Theo PGS.TS Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST), ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nước là vấn đề rất được quan tâm hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và mọi hoạt động của người dân. Việc nghiên cứu các kỹ thuật mới trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước rất quan trọng.
Với mục tiêu “nghiên cứu dựa theo nhu cầu của thị trường”, VKIST đang thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp dịch vụ kỹ thuật tiên tiến và nguồn nhân lực công nghệ, kỹ thuật trình độ cao cho các doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật. Hiện VKIST có 6 nhóm nghiên cứu về lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, cảm biến sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường năng lượng và nghiên cứu chính sách về KH&CN.
Trong đó, ở lĩnh vực năng lượng môi trường, VKIST đã có một số công nghệ xử lý nước thải, xử lý nước bị nhiễm phèn, phát triển hệ thống lọc nước...
Hội thảo “Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng” - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu hàng đầu từ Nhật Bản và Việt Nam, các công ty thành viên JAIMA và VINALAB đã trao đổi, thảo luận về các quy định chất lượng nước, xử lý nước, những giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước...
Điển hình như ứng dụng chemometrics (sử dụng các thuật toán toán học và thống kê) trong xử lý và khai phá dữ liệu phân tích nước; phân tích đặc điểm hóa chất vi nhựa trong các mẫu nước; một số kỹ thuật tiên tiến trong xử lý nước và nước thải...
Các chuyên gia cho rằng, hiện nay biến đổi khí hậu làm suy giảm các dòng chảy, nước dưới đất và sự xâm nhập mặn vào mùa khô, kết hợp với tốc độ đô thị hóa phát triển, nước thải sinh hoạt và sản xuất đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các trạm cấp nước. Để giải quyết được chất lượng nguồn nước, trước tiên phải giải quyết vấn đề môi trường, bởi môi trường trong sạch thì đầu vào nguồn nước mới được đảm bảo.
KH&CN được coi như “chìa khóa” để bảo vệ môi trường, nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù chúng ta đã học tập được nhiều kỹ thuật tiên tiến nhưng việc triển khai phải có hệ thống, thiết thực hơn. Các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình vận hành, áp dụng công nghệ mới để bảo đảm an toàn nước, cải thiện chất lượng nước sạch...
Năm 2024, Ngày Nước thế giới (22/3) được Liên Hợp Quốc phát động với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Khi nguồn nước bị khan hiếm hoặc ô nhiễm, khi mọi người không có khả năng tiếp cận nước an toàn hoặc không được tiếp cận nước một cách bình đẳng, căng thẳng có thể gia tăng giữa những cộng đồng và các quốc gia.
Theo báo cáo của Ủy ban về Nước của Liên Hợp Quốc (UN- Water), hiện có hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu tăng lên như hiện nay, chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Bằng cách cùng nhau hành động để cân bằng quyền con người và nhu cầu của mọi người về nước, nước có thể là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững hôm nay và mai sau.
Theo baophutho.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.