Nhóm nghiên cứu toàn cầu do GS. Sumit Chanda tại Viện Khám phá thuốc Sanford Burnham Prebys dẫn đầu, đã xác định được 21 loại thuốc hiện có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của SARS-CoV-2, virus gây COVID-19.
Các nhà khoa học đã phân tích một trong những bộ sưu tập thuốc lớn nhất thế giới có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của SARS-CoV-2 và theo báo cáo 100 phân tử có hoạt tính chống vi-rút được xác nhận trong các thử nghiệm tại lab. Trong đó, 21 loại thuốc được xác định có hiệu quả ở nồng độ vẫn an toàn cho bệnh nhân. Đáng chú ý, bốn trong số các hợp chất này đã được tìm thấy có tác dụng phối hợp cùng với remdesivir, liệu pháp chăm sóc tiêu chuẩn hiện nay cho COVID-19.
"Remdesivir đã được chứng minh thành công trong việc rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân nằm viện, nhưng thuốc không có tác dụng với tất cả mọi người. Điều đó chưa đủ tốt", GS. Chanda nói. "Khi tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục gia tăng ở Mỹ và trên thế giới, vấn đề cấp bách là tìm ra những loại thuốc giá cả phải chăng, hiệu quả và sẵn có sử dụng phối hợp với remdesivir, cũng như các loại thuốc phòng ngừa hoặc được cung cấp khi có dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng trên cơ sở ngoại trú".
Thực hiện thử nghiệm mở rộng
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu kiểm tra và xác nhận mở rộng, bao gồm đánh giá các loại thuốc trên mẫu sinh thiết phổi người bị nhiễm virus, sau đó đánh giá các loại thuốc điều trị phối hợp cùng remdesivir và thiết lập mối quan hệ đáp ứng liều giữa thuốc và hoạt tính kháng vi-rút.
Trong số 21 loại thuốc có hiệu quả ngăn chặn sự nhân lên của vi-rút, các nhà khoa học đã tìm thấy:
• 13 loại thuốc đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng với nhiều dấu hiệu khác và có hiệu quả ở nồng độ hoặc liều lượng an toàn cho bệnh nhân COVID-19.
• Hai loại thuốc đã được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua: astemizole (dị ứng), clofazamine (bệnh phong) và remdesivir được phép sử dụng khẩn cấp từ cơ quan này (COVID-19).
• Bốn loại thuốc hoạt động phối hợp cùng với remdesivir, bao gồm cả dẫn xuất chloroquine là hanfangchin A (tetrandrine), loại thuốc chống sốt rét đã đạt đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
GS. Chanda cho biết: "Nghiên cứu này mở rộng đáng kể các lựa chọn điều trị có thể cho bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là vì nhiều phân tử đã có dữ liệu an toàn về mặt lâm sàng khi sử dụng cho người. Báo cáo này cung cấp cho cộng đồng khoa học một kho vũ khí lớn tiềm năng để ứng phó với đại dịch toàn cầu đang diễn ra".
Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm 21 hợp chất trong các mô hình động vật nhỏ và "phổi nhỏ" hoặc bộ phận phổi mô phỏng mô của người. Nếu các nghiên cứu này thuận lợi, nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận với FDA về việc triển khai thử nghiệm lâm sàng đánh giá việc sử dụng thuốc làm liệu pháp điều trị COVID-19.
GS. Chanda cho rằng: "Dựa vào phân tích hiện tại của chúng tôi, clofazimine, hanfangchin A, apilimod và ONO 5334 là những lựa chọn trước mắt tốt nhất để điều trị COVID-19 hiệu quả. Dù một số loại thuốc này hiện đang được thử nghiệm lâm sàng cho COVID-19, nhưng chúng tôi tin rằng việc tiếp tục nghiên cứu các loại thuốc ứng viên rất quan trọng. Chúng tôi sẽ có nhiều lựa chọn điều trị nếu SARS-CoV-2 trở nên kháng thuốc".
Sàng lọc một loại thuốc trong thư viện thuốc lớn nhất thế giới
Các loại thuốc này lần đầu tiên được xác định bằng cách sàng lọc thông lượng cao từ hơn 12.000 loại thuốc trong ReFRAME - bộ sưu tập các hợp chất tái chế thuốc toàn diện nhất đã được FDA phê chuẩn cho các bệnh khác hoặc đã được thử nghiệm rộng rãi an toàn cho con người.
TS. Arnab Chatterjee, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi sớm nhận ra trong đại dịch COVID-19, ReFRAME sẽ nguồn tài nguyên vô giá để sàng lọc các loại thuốc để tái sử dụng chống virus corona mới".
Theo vista.gov.vn
Ngày 16/01/2025, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các Viện - Trung tâm trực thuộc Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị không chỉ là dịp để nhìn lại những kết quả đã đạt được trong năm qua mà còn xác định rõ những hướng đi, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm cho năm mới.
Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Việt Nam; Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam cùng các Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng phu nhân,...
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 mở cổng đăng ký từ 15/1 với tổng giá trị giải gần 1 tỷ đồng, dành cho nhà khoa học chuyên, không chuyên và doanh nghiệp.
Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Thứ trưởng kỳ vọng các thương hiệu công nghệ sẽ tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời kết hợp sản xuất và nghiên cứu tại Việt Nam để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Sáng ngày 10/01, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế viên nang hỗ trợ bảo vệ gan từ một số dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện nghiên cứu Ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.