Trung tâm Phát triển Công nghệ Tây Bắc – Trung tâm Phát triển Công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nguyễn Hồng Ngọc
Lĩnh vực nông lâm nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Bình vôi bằng phương pháp nhân giống giâm hom đầu củ và phương pháp nhân giống từ hạt;
- Xây dựng được 02 mô hình trồng cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh với quy mô 1.000 m2/mô hình (mô hình trồng bằng nguồn giống từ giâm hom đầu củ và nguồn giống từ hạt).
- Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bình vôi phù hợp với điều kiện tại tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng phát triển cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh.
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước), tình hình sản xuất và tình hình khai thác, sử dụng sản phẩm từ cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh.
2 Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống cây Bình vôi.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính (hom đầu củ) cây Bình vôi
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống hữu tính (gieo ươm từ hạt) cây Bình vôi.
- Xây dựng tiêu chuẩn cây giống khi mang đi trồng.
3. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Bình vôi dưới tán rừng.
- Quy mô mô hình: 02 mô hình x 1.000 m2/1 mô hình (trồng cây bằng nguồn giống nhân từ hạt và trồng cây bằng nguồn giống nhân từ hom đầu củ).
- Lựa chọn địa điểm, hộ tham gia, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, loại rừng, độ tàn che,…).
- Thiết kế mô hình (kỹ thuật rồng theo tài liệu Kế thừa kết quả nghiên cứu của Võ Đại Hải và cộng sự (2003) về “Kỹ thuật nuôi trồng một số cây - con dưới tán rừng”);
- Triển khai xây dựng mô hình: Tiến hành trồng, chăm sóc cây trồng theo hồ sơ thiết kế.
- Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá (các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng, đánh giá năng suất mô hình, đánh giá chất lượng củ Bình vôi của mô hình, dự kiến hiệu quả kinh tế…).
4. Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bình vôi dưới tán rừng và đề xuất các điều kiện và hướng phát triển cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Trên cơ sở tài liệu kỹ thuật gốc, thực tế gây trồng mô hình, những điều chỉnh cần thiết phù hợp với thực tế, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bình vôi dưới tán rừng phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứuđề xuất định hướng phát triển cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Yêu cầu về đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái học, vùng phát triển; đề xuất một số giải pháp để phát triển.
5.Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ của cơ quan chủ trì và người dân kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng cây Bình vôi.
- Đào tạo kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng cho 05 cán bộ kỹ thuật của cơ quan chủ trì.
- Tập huấn kỹ thuật trồng thương phẩm cây Bình vôi cho 60 lượt hộ nông dân tại khu vực triển khai đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát, kế thừa, bố trí thí nghiệm đồng ruộng, đo đếm theo dõi các chỉ tiêu trưởng thành, thống kê toán học, xử lý số liệu, chuyên gia
- Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài;
- 05 báo cáo chuyên đề;
- Quy trình nhân giống Bình vôi bằng phương pháp nhân giống hôm đầu củ và phương pháp nhân giống bằng hạt đề nghi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuần trồng cây Bình vôi dưới tán rừng phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ và đề xuất phát triển trồng cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh;
- 1000 cây giống được sản xuất ra đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật để sử dụng xây mô hình;
- Mô hình trồng cây bình vôi thương phẩm dưới tán rừng: 2 mô hình x 1000 m2/MH (trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng hom)
- 1 bài báo trên tạp chí chuyên ngành;
- 5 cán bộ kỹ thuật và 60 lượt người dân đào tạo, tập huấn kỹ th