Ngày 27/7/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội nghị nghiệm thu dự án khoa học công nghệ “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt thông minh vào sản xuất cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Dự án được triển khai từ năm 2017 do Công ty cổ phần Giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam chủ trì thực hiện.
Mục tiêu triển khai của dự án là thiết kế và xây dựng được hệ thống tưới nhỏ giọt của Isarel kết hợp sử dụng thiết bị cảm biến điện tử của Nga trên vườn cây ăn quả quy mô 03 ha nhằm điều khiển từ động quá trình tưới và chăm sóc cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giúp sử dụng hiệu quả nguồn nước, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Công nghệ tưới nhỏ giọt hiện nay là công nghệ được đánh giá là công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương trong cả nước trong đó có Phú Thọ. Dự án kế thừa và tích hợp công nghệ cảm biến thông minh hoạt động bằng năng lượng mặt trời của các nhà khoa học Nga nghiên cứu và sản xuất làm tự động hoá quá trình tưới nước trong nông nghiệp. Đặc điểm của tưới nhỏ giọt là lưu lượng tưới nhỏ, thời gian một lần tưới kéo dài, chu kỳ tưới ngắn, có thể khống chế lượng nước tương đối chính xác, đưa nước và chất dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ cây và khống chế phân bố độ ẩm vùng hoạt động của bộ rễ cây nên rất tiết kiệm nước tưới.
Ngay sau khi dự án triển khai, cơ quan chủ trì đã tiếp nhận quy trình và vận hành công nghệ tưới nhỏ giọt với thiết bị cảm biến sử dụng năng lượng mặt trời từ đơn vị cung cấp chuyển giao thiết bị. Nhóm nghiên cứu thực hiện dư án đã nắm vững quy trình vận hành công nghệ tưới nhỏ giọt cho mô hình 3ha trồng cây bưởi và cây cam của mô hình dự án trên địa bàn xã Hà Thạch và xã Phú Hộ (thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Để có cơ sở kiểm chứng, hoàn thiện công nghệ và khẳng định được tính ưu việt của hệ thống tưới nhỏ giọt, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một số thí nghiệm đánh giá lưu lượng nước tưới, độ ẩm đất xung quanh gốc cây trước và sau khi tưới; thí nghiệm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng tưới nước và bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt... Qua theo dõi vận hành so sánh những ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh so với phương pháp tươi thủ công bằng vòi bơm là rõ rệt, cây sinh trưởng và phát triển khá hơn, tiết kiệm được các chi phí về điện năng, nhân công, hạn chế được lượng phân thất thoát do bốc hơi, xói mòn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau 03 năm triển khai, kết quả thực hiện dự án đã được hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá cao về những nỗ lực của cơ quan chủ trì, sản phẩm của dự án đáp ứng đúng, đủ theo Thuyết minh và Quyết định phê duyệt. Ngoài việc xây dựng được mô hình và đánh giá được quy trình công nghệ, cơ quan chủ trì dự án cũng đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật về vận hành bảo dưỡng hệ thống tưới; hướng dẫn kỹ thuật quy trình canh tác cây cam, cây bưởi qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là cơ sở để nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt thông minh vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế cho cây trồng nói chung, cây ăn quả có núi nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Nguyễn Vượng
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0