Ngày 25/3, tại Hội trường Sở KH&CN, Hội đồng KH&CN cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá, nghiệm thu dự án KH&CN: Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ, dự án do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.
ThS. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị
Tại Phú Thọ, Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã triển khai đề tài cấp Bộ Công Thương về nghiên cứu tạo giá thể ruột bầu cho sản xuất cây giống nguyên liệu giấy, bước đầu đã thấy hiệu quả tích cực của việc tạo bầu hữu cơ để sản xuất giống cây nguyên liệu giấy. Ưu điểm của công nghệ bầu hữu cơ siêu nhẹ là trọng lượng bầu giảm chỉ bằng 30% so với bầu đất, do đó giảm chi phí và công vận chuyển cây giống. Trong quá trình trồng không cần phải xé vỏ bầu nên bộ rễ cây được ổn định, cây giống có hệ rễ khỏe, cây trồng phát triển tốt và đồng đều. Công nghệ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới nên công suất cao hơn nhiều so với đóng bầu thủ công, tạo bầu ươm có khả năng tự phân huỷ với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: vỏ cây, mùn cưa, trấu, vỏ lạc,... Các nguyên liệu này tạo bầu có giá thể tơi xốp, đủ dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng tốt và đây cũng là nguồn nguyên liệu có thể tận dụng sẵn có của địa phương. Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp, chủ động được cây giống cho kế hoạch trồng rừng. Để khắc phục được nhược điểm của phương pháp tạo bầu ươm cây truyền thống, tạo cây giống chất lượng cao, Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai dự án, dự án rất cần thiết với thực tiễn sản xuất hiện nay của tỉnh Phú Thọ, góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp.
Đại diện cơ quan chủ trì trình bày báo cáo tóm tắt kết quả dự án
Mục tiêu chung của dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ quy mô công nghiệp (công suất 2 triệu bầu/năm) phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên địa bàn tỉnh.
Dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung theo đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu và sản phẩm theo hợp đồng và thuyết minh được phê duyệt. Dự án đã tiến hành điều tra khảo sát, bổ sung thông tin phục vụ dự án tại các địa phương sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn về sản xuất cây giống lâm nghiệp sử dụng bầu hữu cơ siêu nhẹ. Kết quả khảo sát đã khẳng định công nghệ áp dụng trong dự án là phù hợp và có khả năng ứng dụng cao với thực tiễn sản xuất cây giống lâm nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh. Dự án đào tạo được 5 kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho 100 người dân sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp tại huyện Phù Ninh và huyện Yên Lập về kỹ thuật sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ, kỹ thuật sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ và kỹ thuật trồng rừng keo lai cây giống sản xuất bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ.
Dự án đã nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật xử lý giá thể hữu cơ để sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ, đó là sử dụng chế phẩm Tricoderma với thành phần Tricoderma bacillus 109CFU/g, liều lượng sử dụng 1kg/1 tấn nguyên liệu, ủ trong thời gian 1 tháng. Đồng thời xác định được các thông số kỹ thuật của máy đóng bầu và độ ẩm nguyên liệu trong sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ, đó là tốc độ vòng quay trục xoắn 900 vòng/phút, nhiệt độ hàn túi 145-1500C, thời gian hàn túi 2s, độ ẩm nguyên liệu 60-70%. Dự án xây dựng thành công mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ công suất 2.000.000 bầu/năm, tương ứng 3.000-3.500 bầu/giờ. Số lượng bầu hữu cơ siêu nhẹ sản xuất 120.000 bầu, kích thước bầu 3,5cm x 7,0cm, độ bền bảo quản trên 12 tháng. Dự án xây dựng thành công mô hình sản xuất cây giống keo lai sử dụng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ. Sau 6 tháng tuổi, giống BV16 có tỷ lệ sống 93,4%, tỷ lệ cây xuất vườn đạt 88,27%, giống BV32 tương ứng là 91,4% và 87,21%; tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại không đáng kể trên cả hai giống, trọng lượng bầu cây giống hữu cơ bằng 25% bầu đất, 105.000 cây cây giống keo lai mô đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo TCVN 11570-2:2016. Dự án xây dựng thành công mô hình trồng rừng keo lai mô cây giống sản xuất bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ có quy mô 4,0ha. Sau 18 tháng trồng, tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình đạt 92,1% với giống BV16 và 91,7% với giống BV32. Tỷ lệ cây tốt đạt 80,8% giống BV16 và 81,3% với giống BV32; Đường kính gốc của BV16 đạt 7,92cm, BV32 đạt 7,17cm, tương ứng với chiều cao đạt 6,59m và 6,86m. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây bầu hữu cơ cao hơn so với cây bầu đất. Dự án xây dựng được 03 quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ bằng máy; Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống keo lai bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ; Quy trình kỹ thuật trồng rừng keo lai từ cây giống sản xuất bằng bầu hữu
cơ siêu nhẹ tự huỷ. Dự án đã thực hiện đầy đủ các nội dung thông tin tuyên truyền để nhân rộng kết quả dự án thông qua hội thảo khoa học, tập huấn kỹ thuật, xây dựng phóng sự và phát trên sóng truyền hình tỉnh, viết bài đưa tin trên Website của đơn vị chủ trì, đăng 03 bài báo trên Tạp chí khoa học chuyên ngành.
TS. Trần Đình Chiến - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, sau khi nghe đại diện cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt kết quả triển khai dự án, các thành viên Hội đồng đã đánh giá cao kết quả mà dự án đạt được đồng thời yêu cầu cơ quan chủ trì chỉnh sửa một số nội dung theo ý kiến của các thành viên Hội đồng. Kết luận tại Hội nghị, Hội đồng thống nhất đánh giá nghiệm thu xếp loại Đạt./.
Ngọc Lan
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.