Sáng ngày 20/8, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức họp đánh giá, nghiệm thu dự án ““Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Thạc sĩ Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Căn cứ vào hồ sơ kết quả thực hiện dự án, các thành viên hội đồng đã đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan, những ý kiến đóng góp chuyên sâu, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
Hội đồng đã đánh giá cao kết quả dự án đã thực hiện được sau gần 02 năm triển khai: dự án đã thực hiện 30 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 với tổng diện tích 300ha tại 10 địa điểm thuộc 5 huyện, thị xã (Lâm Thao, Cẩm Khê, Yên Lập, Đoan Hùng và Thị xã Phú Thọ); Thông qua dự án đã tổ chức tập huấn cho 512 lượt người nắm rõ kỹ thuật và phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức 02 hội thảo đầu bờ với 100 người tham dự; Dự án cũng đã tạo ra được 1.987.000 tấn thóc thương phẩm, liên kết tiêu thụ được 1.138.773 tấn thóc đạt gần 60% tổng lượng thóc của dự án.
Giống ĐH12 là giống lúa chất lượng tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu được sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết thuận lợi tốt phù hợp với cơ cấu mùa vụ và điều kiện canh tác của tỉnh Phú Thọ; năng suất cao đạt 6,2 - 6,9 tấn/ha.
Hội đồng khoa học đã đánh giá kết quả thực hiện của dự án xếp loại Đạt. Đồng thời xem xét đề nghị UBND tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích trồng giống lúa ĐH12 theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ để chủ động cung ứng cho người dân, giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả sản xuất cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bích Hạnh
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0