Ngày 31/1, tại Hội trường Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Bảo Quang Minh, Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025: Ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ. Dự án cấp Bộ được ủy quyền cho địa phương quản lý, do Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Bảo Quang Minh chủ trì thực hiện. Thạc sĩ Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch Hội đồng.
ThS. Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị
Ở nước ta hiện nay, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và lượng thân cây trồng nông nghiệp (ngô, sắn, rơm rạ…), vỏ cây thải ra môi trường do chế biến gỗ hàng năm là rất lớn. Việc tận dụng các chất thải và phế phụ phẩm trên vào sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, phân bón trên thị trường hiện nay có chất lượng đầu ra không ổn định và chưa đáp ứng đầy đủ theo tiêu chí cho sản xuất nông nghiệp sạch định hướng hoàn toàn hữu cơ. Vì độ mùn còn thấp, độ ẩm cao không bảo quản lâu dài được, số lượng vi sinh vật gây bệnh chưa kiểm soát tốt do nhiệt độ đống ủ không cao (dưới 500C), do vậy các tác nhân gây bệnh có trong chất thải như các loại vi sinh vật gây bệnh, các dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, kích thích sinh trưởng, ký sinh trùng và hạt cỏ v.v. khó có thể bị loại bỏ hoàn toàn.
Các thành viên Hội đồng tham quan phòng máy móc thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh
Dự án được phê duyệt triển khai với mục tiêu xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao và phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triền theo hướng bền vững.
Các thành viên Hội đồng tham quan mô hình các máy móc thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh
Kết quả sau 03 năm triển khai thực hiện, dự án đã triển khai đầy đủ các hạng mục công việc được phê duyệt. Căn cứ vào kết quả khảo sát và các quy trình kỹ thuật đã được chuyển giao, tiếp nhận, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Bảo Quang Minh đã phối hợp với cơ quan chuyển giao thực hiện xây dựng các mô hình của dự án, trong đó mô hình sản xuất tập trung tại nhà máy sản xuất phân bón của Công ty tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Các kết quả đạt được cụ thể, dự án đã xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh ưa nhiệt (Sagi Bio) để sản xuất compost chất lượng cao quy mô 500 lít/mẻ. Sản xuất lô số 0: 1.000 lít; Xây dựng được mô hình sản xuất phân bón hữu cơ (compost) từ nguồn phế phụ phẩm trong chăn nuôi, sản xuất và chế biến nông lâm sản công suất đạt 6.000 tấn/năm; Sản xuất lô số 0: 500 tấn phân hữu cơ (compost); Xây dựng được mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ compost chất lượng cao; sản xuất lô số 0: 100 tấn phân hữu vi sinh từ compost chất lượng cao; Xây dựng thành công mô hình sử dụng phân hữu cơ cho một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Bưởi và Cam (05 ha); Cây chè (03ha); Cây rau, màu (02ha); hoa, cây cảnh (01ha). Các mô hình đều cho năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm rất tốt. Ngoài ra, dự án đã trực tiếp đào tạo được 05 cán bộ kỹ thuật viên cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Bảo Quang Minh làm chủ được công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao từ phế thải chăn nuôi, sản xuất và chế biến nông lâm sản. Tập huấn cho 100 lượt hộ nông dân ở địa phương về kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ.
Các thành viên Hội đồng tham quan mô hình các máy móc thiết bị sản xuất chế phẩm phân vi sinh
Dự án được triển khai thành công đã tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận, sử dụng các sản phẩm ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
Tại Hội nghị, sau khi nghe cơ quan chủ trì trình bày báo cáo tóm tắt kết quả triển khai dự án, các thành viên Hội đồng đã đánh giá cao những kết quả đạt được mà cơ quan chủ trì triển khai trong thời gian qua, các nội dung của dự án hoàn thành và vượt chỉ tiêu theo đúng thuyết minh được phê duyệt. Kết luận tại Hội nghị, Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả dự án xếp loại Đạt./.
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0