Sáng ngày 23/4/2025, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mường Kịt" cho sản phẩm cam, quýt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, dưới sự chủ trì của Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Sở KH&CN Phú Thọ - Chủ tịch Hội đồng.
Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Sở KH&CN Phú Thọ - Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị
Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ, đất đai và khí hậu ở đây thích hợp cho việc trồng một số cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, chanh tứ thì… Năm 2024 toàn huyện Tân Sơn có tổng 160ha diện tích thâm canh cây cam, quýt (tăng gấp 3 lần so với năm 2022 là 50ha) trong đó xã Kiệt Sơn chiếm 60ha, tương đương 37,5% tổng diện tích cam,quýt của toàn huyện. Cây cam, quýt “Mường Kịt” được trồng trên các triền đồi núi thấp, có khi hậu mát mẻ nên cây cho quả to, tròn, chín có màu vàng tươi, sáng bóng, hình thức hấp dẫn, tép vàng, vị ngọt đậm và đặc biệt khi bóc vỏ có mùi thơm đặc trưng. Hiện nay cây cam, quýt đã trở thành loại cây chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập chính của rất nhiều hộ gia đình tại địa phương.
Với đặc trưng đó Sở KH&CN đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mường Kịt" cho sản phẩm cam, quýt của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” do Hợp tác xã cây ăn quả và dược liệu Mường Kịt chủ trì thực hiện, nhằm khai thác giá trị và phát triển vững sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, có lợi thế của huyện, nâng cao đời sống của người dân địa phương và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
Sau 2 năm triển khai dự án, đã xác lập được quyền bảo hộ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Mường Kịt” cho sản phẩm cam, quýt của huyện Tân Sơn; Xây dựng được các tiêu chí cơ bản của sản phẩm; Xây dựng được vùng bản đồ khu vực địa lý và mô hình trồng cam, quýt theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đại diện đơn vị chủ trì Báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án
Tại Hội nghị, đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án đã trình bày Báo cáo tổng kết kết quả triển khai thực hiện dự án. Báo cáo thể hiện khoa học, đầy đủ, phản ánh tiến độ triển khai thực hiện, kết quả đạt được theo quyết định và thuyết minh được phê duyệt, được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá xếp loại Đạt. Kết quả thể hiện sự nhất trí và đánh giá cao của Hội đồng đối với chất lượng, hiệu quả và tính ứng dụng thực tiễn của dự án./.
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Liên kết trang
0
2
0